Chiến lược "phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu" giúp Tào Tháo giành được vị thế chính thống để hoàn thành bá nghiệp, song ít người biết đến tác giả thực của sách lược này.
. Ý nghĩa của sách lược này được đánh giá là không hề thua kém "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng vạch ra cho Lưu Bị.
Tuy nhiên, ít người biết tới cao nhân thực sự đứng sau sách lược tuyệt đỉnh này.
Xét theo trí tuệ cũng như danh tiếng của đội ngũ quân sư đông đảo dưới trướng của Tào Tháo, đa phần độc giả "Tam Quốc diễn nghĩa" sẽ đoán rằng các nhân vật kỳ cựu như Tuân Úc, Quách GIa, Trình Dục hay Tuân Du là người hoạch định chiến lược thông minh này cho Tào Tháo.
Tác giả chiến lược "thành đại nghiệp" của Tào Tháo
Trên thực tế, người khởi xướng chủ ý này là Mao Giới - đại thần Tào Ngụy, người ở Trần Lưu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
Mao Giới chủ trương "phụng Thiên tử dĩ lệnh bất thần". Ở đây, "phụng" có nghĩa và vâng lệnh Hoàng đế Hán triều chứ không phải "phò tá", còn đối tượng "bất thần" phiếm chỉ những người không tôn trọng Hán thất.
Thông tin về việc Mao Giới là tác giả sách lược chính trị của Tào Tháo chỉ được ghi chép trong bộ sử "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ.
Theo "Tam Quốc Chí", cống hiến lớn nhất của Mao Giới cũng chính là việc đề xướng sách lược "phụng Thiên tử dĩ lệnh bất thần".
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Mao Giới chỉ để lại ấn tượng khi xuất hiện bên cạnh đại tướng Vu Cấm, đảm nhiệm chức Thủy sư Đô đốc của thủy quân Tào Tháo trong đại chiến Xích Bích sau khi Thái Mạo, Trương Doãn bị giết oan.
Mao Giới vốn định tới Kinh Châu gia nhập lực lượng của Lưu Biểu, tuy nhiên khi nghe nói Lưu Biểu công tư bất minh, ông phán đoán người này khó thành đại sự, bèn chuyển hướng sang Duyện Châu đầu quân cho Tào Mạnh Đức.
Dưới trướng Tào Ngụy, Mao giới được Tào Tháo cho làm Trị trung tòng sự - tương đương với chức thư ký trưởng hay chủ nhiệm văn phòng.
Cũng nhờ vị trí công tác mang tính chất khá riêng tư này, ông có nhiều cơ hội thể hiện quan điểm thời cuộc của mình trước Ngụy Vương.
Mao Giới chỉ ra - "Muốn thành đại sự, đầu tiên phải có lý tưởng và tầm nhìn xa.
Viên Thiệu, Lưu Biểu tuy có đông mưu sĩ, binh hùng tướng mạnh, dân số đông đúc, nhưng bọn họ không có hoài bão xa xôi, không phải là mẫu người biết dựng đại nghiệp
Để hoàn thành đại nghiệp, khi xuất sư dứt khoát phải danh chính ngôn thuận, chiếm được ưu thế 'chính nghĩa' tuyệt đối. Vì vậy, chủ công (Tào Tháo) nên tôn phụng Thiên tử để hiệu lệnh những kẻ không giữ đạo quân thần.
Ngoài ra, muốn giữ vững địa vị thì buộc phải dựa vào tài lực, chỉnh đốn canh tác nông nghiệp, tích trữ quân trang vật tư. Có vậy bá nghiệp mới thành!"
Tào Tháo nghe kiến nghị của Mao Giới thì vô cùng hài lòng, lập tức phong ông làm Mạc Phủ công tào - đứng đầu Mạc Phủ (nội các) của Tào Tháo.
BẠN ĐANG ĐỌC
Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-Ngô
RandomThời kì Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử họ...