Chương 74: Cấm địa

914 33 2
                                    

Diện tích rừng Hắc Phong rất rộng lớn, địa hình phức tạp, đây là vùng rừng núi lớn nhất Tây Vực, khu rừng kéo dài gắn liền với Lang Vương Bảo và Hắc Phong Thành.

Người Trung Nguyên luôn cảm thấy kỳ quái, không hiểu vì sao người Tây Vực lại sùng bái sói như vậy, rất nhiều đồ đằng đều có hình sói, địa vị của sói còn vượt qua cả sự hung mãnh của sư tử hổ báo, thậm chí là rồng.

Nhưng trên thực tế, câu "Người Tây Vực thích sói" này là sự hiểu lầm của người Trung Nguyên, người Tây Vực vốn không thích sói, cảm xúc với bầy sói chỉ có sự căm hận và nỗi sợ hãi, nó được lưu truyền xuyên suốt qua các thế hệ trong huyết thống của người Tây Vực. Mãnh thú trên đời này vốn không ít, nhưng loài duy nhất có loại ý đồ muốn nỗ lực tranh đoạt địa bàn, thì chỉ có bầy sói.

Động vật ăn cỏ thường tụ tập ở một chỗ, là vì để chống đỡ những loài động vật ăn thịt.

Những loài động vật ăn thịt đều có răng nanh, tuy rằng chúng kiêu căng, mạnh mẽ nhưng giữa chúng nó vẫn có sự tranh đấu với nhau, chỉ cần hai con cọp là đã có thể bắt đầu cuộc chiến tranh cướp địa bàn, rồi một con gấu, chiếm cứ cả một vùng rừng... Trên đời này, chỉ có loài động vật sói mới có quy mô và hình thức quần thể tồn tại lớn đến như vậy... Có thể hình dung đó như một nhánh quân đội kỷ luật nghiêm minh, yêu cầu của bầy sói là không chỉ săn mồi ở trên một mảnh đất mà còn phải thống trị luôn mảnh đất đó nữa.

Đối với bộ tộc Tây Vực thượng võ mà nói, sói tượng trưng cho một loại quy luật... Một loại quy luật sinh tồn trên mảnh đất hoang vu cằn cỗi này.

Quan hệ tốt đẹp giữa Tiêu Thống Hải và Triệu Phổ, một phần cũng nhờ thông qua bầy sói mà tạo dựng lên...

Bầy sói ở rừng Hắc Phong cũng không thích những người khác như thích Trâu Lương, nhưng mà không chỉ có con người mới kính nể kẻ cường giả, loài sói cũng thế.

Bầy sói trong rừng Hắc Phong kính nể hai người, cũng là hai vị bá chủ rừng Hắc Phong, một là Triệu Phổ và một là Tiêu Thống Hải...

Tựa như đã có sự ăn ý nào đó ngay từ ban đầu, Triệu Phổ và Tiêu Thống Hải đều biểu thị ra một loại tôn trọng đối với loài sói.

Mà bầy sói ra ra vào vào rừng Hắc Phong đều luôn giữ vững nguyên tắc tuyệt không xâm phạm hai vị bá chủ này... Ba bên cùng duy trì một trạng thái hài hòa cân đối.

Hơn nữa còn có nhân tố đặc thù là Trâu Lương, quan hệ ba bên ở trên cơ sở cân đối, kết thành minh hữu.

Bởi vì loại quan hệ minh hữu này nên trăm ngàn năm qua, mới có người lần đầu tiên đi vào vùng rừng rậm mà bầy sói thống trị này.

Sau khi đi vào mới phát hiện... Loại quan hệ minh hữu này, cũng không phải mới được bắt đầu thành lập.

Bên trong rừng Hắc Phong, nếu tùy ý vẫn có thể thấy được vết tích con người đã từng "Tồn tại" nơi đây, mà người kia, chính là là Ưng Vương trong truyền thuyết.

Phụ thân của Ân Hậu, người kia đã từng chỉ thiếu chút nữa thôi là có được toàn bộ thiên hạ, chủ nhân của hoàng triều thần bí lại bị tiêu diệt chỉ trong một đêm... Toàn bộ liên quan đều đã bị sử sách hoàng tộc qua các thế hệ xóa sạch đi, là nhân vật ai cũng không dám nhắc tới.

HẮC PHONG THÀNH CHIẾN KÝNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ