Chương 4

132 14 0
                                    


Vết thương trên chân Nguyên Nam Duật không quá nghiêm trọng, đúng như đại phu nói, kẹp nẹp hai bên chân, thuốc thang đều đặn, tĩnh dưỡng trăm ngày là có thể khỏi hẳn.

Cái khó là nằm ở chỗ "tĩnh dưỡng". Nguyên Nam Duật tinh lực đầy đủ, tính cách hiếu động, ngày thường dậy sớm luyện võ đọc sách, có thời gian rãnh rỗi liền đi khắp hang cùng ngõ hẻm tìm trò thú vị, buộc hắn phải nằm trên giường ba tháng, quả thực là muốn cái mạng nhỏ của hắn, người nhà biết hắn sẽ không ngoan ngoãn nên tìm người thay phiên trông giữ, cuối cùng tạm thời nhốt hắn ở trong phòng.

Sáng sớm Nguyên Tư Không giám sát Nguyên Nam Duật đọc sách xong, vừa vặn Từ Hổ tới đón y đi mã trường chọn ngựa.

Chuồng ngựa trong thành Quảng Ninh chủ yếu nuôi ngựa của Nguyên Mão cùng thuộc hạ tướng sĩ, chỉ có hai mươi, ba mươi con, phần lớn ngựa nuôi trại mã trường ở vùng ngoại ô, nơi đó có bãi đất rộng lớn có thể nuôi thả ngựa, cũng là nơi y thường đến.

Bốn năm trước Nguyên Mão đem y mang về nhà, y chủ động yêu cầu đi nuôi ngựa. Kỳ thực khi đó y đối với việc nuôi ngựa một chữ cũng không biết, chỉ là do hai người kết duyên với một câu "chân ngựa có tật", nên y muốn cho Nguyên Mão xem mình biết nuôi ngựa, không phải là vô dụng, dù sao khi mới được mang về nhà y luôn không thoát khỏi cảm giác sợ hãi vì ăn nhờ ở đậu, còn lo lắng Nguyên Mão không cần y. Nguyên Mão chẳng biết là tin thật hay là không muốn vạch trần, liền thực sự cho y cùng nuôi ngựa với Từ Hổ.

Nuôi ngựa, cũng đã nuôi được bốn năm. Y không chỉ đem những kiến thức mà Từ Hổ tích lũy nửa cuộc đời học thuộc lòng, mà còn thu thập các ghi chép có liên quan đến việc nuôi ngựa từ người dân, từ quan viên, y càng nuôi càng tốt. Từ Hổ nhiều chữ đọc không thông, cho nên tuy chăn ngựa là nghề tổ truyền, đã có nhiều kinh nghiệm nhưng trái lại hiện tại có nhiều chuyện hắn phải cùng Nguyên Tư Không thảo luận.

Trước đây Nguyên Tư Không phải cùng Từ Hổ cưỡi chung một ngựa, hiện tại đã có thể tự mình giục ngựa rong ruổi, Từ Hổ nhìn thiếu niên tư thế oai hùng vừa trưởng thành kia, trong lòng cảm giác vui mừng.

Lúc đến mã trường, chính là buổi trưa, vừa vặn dùng cơm.

Trường chủ mã trường là đệ nhất phú thương Quảng Ninh - Triệu Đại Hữu, từ một người tạp dịch nhỏ nhoi tại chuồng ngựa tay trắng dựng nghiệp, bây giờ eo quấn bạc triệu, trong mã trường ngựa nuôi đã lên đến hơn vạn con, nhưng phù hợp với tiêu chuẩn chiến mã thì chỉ một số ít.

Từ khi Thịnh Ninh Tông bỏ đi lưu vực sông, thực lực của nước Đại Thịnh suy thoái, triều đình vô lực nuôi ngựa, tất cả những trường nuôi ngựa ở Trung Nguyên đều đã chuyển thành tư doanh. Hàng năm triều đình đều cần chuẩn bị một số lượng chiến mã nhất định, mà ngựa tốt tại Trung Nguyên lại không nhiều, cần số tiền lớn để mua, do đó các mã thương đều giàu có một vùng.

Triệu Đại Hữu nhìn thấy Nguyên Tư Không liền rất vui vẻ, xếp sẵn một bàn thức ăn ngon: "Tư Không a, bữa trưa này ăn no vào, xế chiều đi chọn hai ngàn con ngựa tốt cho Tĩnh Viễn Vương."

[ĐM] [DROP] TRỤC VƯƠNG - THỦY THIÊN THỪANơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ