Khi đó cha mẹ Ngọc Thảo thiếu nợ, chút nữa thì đã bán nàng đi, nhờ có bà ngoại dùng hết cách mới mang được nàng trở về. Sau đó cha mẹ Ngọc Thảo bán nhà trả nợ, cũng không biết đi biệt tích ở nơi nào, bà ngoại dẫn Ngọc Thảo chỉ có năm tuổi về quê sống, ở đó là nơi Ngọc Thảo hưởng thụ tuổi thơ hạnh phúc nhất, mặc dù trong thôn cái gì cũng không có, nhưng có bà ngoại yêu thương nàng, Ngọc Thảo lại cảm thấy vô cùng thỏa mãn, cảm thấy cứ như vậy sống cùng bà vẫn vui vẻ.
Nhưng mà con người dù sao vẫn phải lớn lên, nàng lớn lên cũng đến tuổi đi học, bà ngoại cảm thấy Ngọc Thảo không thể giống như bà cả đời không có học thức, cả đời sống trong vùng quê nghèo đói. Bà dứt khoát muốn phải cho Ngọc Thảo đi học đến nơi đến chốn, mặc dù nhà nghèo nhưng cũng phải mượn tiền để Ngọc Thảo đi học.
Trường học biết được gia cảnh của Ngọc Thảo, cũng rất hiểu ngoại trừ sinh hoạt phí ra thì học phí hoàn toàn được miễn, lúc ấy bà ngoại liền cảm động chảy nước mắt quỳ gối trước mặt hiểu trưởng nói cảm ơn. Ngọc Thảo nhìn thấy bà ngoại già yếu phải quỳ trước mặt người khác như vậy nàng liền âm thầm thề trong lòng, tương lai nhất định phải kiếm thật nhiều tiền, quyết không thể lại để cho bà ngoại vì mình rơi lệ nữa.
Ngọc Thảo là cô bé nhà quê từ thôn lên huyện học, rất nhiều bạn bè và thầy cô xem thường nàng, khi đó cô rất ốm yếu, mặc quần áo vải quê mùa, hàng ngày bị bạn học giễu cợt khi dễ. Nhưng nàng cũng nhẫn nhịn, bởi vì bà ngoại nói nàng thật vất vả mới có thể đi học cho nên nhất định phải quý trọng, bỏ lỡ cơ hội này có lẽ sẽ không còn cơ hội nào khác nữa.
Vì bà ngoại và cũng vì bản thân nàng đối mặt với đủ lời nhạo báng, nàng coi như không nghe thấy, dù sao thì họ nói riết cũng chán, nàng chăm chỉ học hành bỏ ngoài tai tất cả.
Cho đến ngày chính thức nhập học, bà ngoại đưa nàng tới trường sau đó trở về thôn không ở chung với nàng nữa, nói ở trong thành thị quá đắt tiết kiệm được tiền sẽ để cho Ngọc Thảo mua chút thức ăn, Ngọc Thảo khóc đứng ở cửa trường học nhìn bà ngoại rời đi, từ nhỏ nàng lớn lên bên cạnh bà, lần đầu tiên sống xa bà ngoại cảm thấy thật cô độc. Đêm đó nàng nằm trên giường ký túc xá khóc suốt cả một buổi tối, ngày thứ hai vào lớp hai con mắt hồng giống y như tiểu bạch thỏ.
Cứ như vậy Ngọc Thảo bắt đầu cuộc sống một mình với số tiền dành dụm ít ỏi của bà. Mấy năm trời chỉ về nhà được hai lần, trung học và tốt nghiệp trung học về nhà một lần, không phải nàng không muốn trở về mà là không có tiền về, tiền xe đi về đủ để dùng cho sinh hoạt phí cả một năm, cho nên Ngọc Thảo phải dành dụm hết mức mới có đủ tiền một lần về quê, khi đó nàng chỉ vì dành dụm tiền mà buổi sáng không ăn điểm tâm, cơm trưa cơm tối chỉ ăn một cái bánh bao những đứa trẻ khác thì ngày càng lớn dần, còn nàng vẫn là một cô bé ốm yếu như lúc từ dưới quê mới lên.
Lúc học trung học, Ngọc Thảo gặp một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt bụng, rất chiếu cố nàng, có gì ăn cũng luôn cho nàng một chút, từ đó nàng mới bắt đầu bớt gầy gò ốm yếu. Ngọc Thảo muốn kiếm tiền nên bắt đầu ra ngoài làm thêm, bởi vì nàng chỉ mặc đồ cũ từ quê lên, không cho chiếc áo mới nào nên khi ra ngoài xin việc vẫn mặc đồng phục học sinh, ông chủ dứt khoát không nhận nàng vào làm, Ngọc Thảo cắn răng mua một chiếc áo ngắn tay, lúc đó cầm tiền trả mà đau lòng một trận, cho nên chiếc áo tay ngắn ấy nàng vẫn giữ làm kỹ niệm cho tới giờ.