Chương 60. Phiên ngoại 2

560 33 0
                                    

Phiên ngoại 2: Hiểu Phạm Đình Vỹ hơn

Năm đó, Phạm Đình Vỹ chỉ là một bé trai sáu tuổi. Nhưng suy nghĩ của anh đã không phù hợp với hình hài của anh, so với tưởng tượng anh đã trưởng thành hơn rất nhiều.

Môi trường sống ảnh hưởng đến tính cách của một con người, đây là thật sự, không đúng tuyệt đối nhưng đa phần sẽ đúng.

Anh sinh ra trong một gia đình giàu có, từ nhỏ đã được sống trong nhung lụa. Nhưng đánh đổi cho sự sung túc ấy là một cái giá tương ứng, thậm chí là đắt hơn.

Trong cuộc sống của Phạm Đình Vỹ, người cho anh nhiều tình thương nhất chính là mẹ của anh. Bà là một người phụ nữ rất dịu dàng, rất khéo léo, nhưng lại rất đáng thương. Đáng thương vì đã chọn sai người gửi gấm yêu thương, đó là suy nghĩ của Phạm Đình Vỹ trong rất nhiều năm qua.

Cha của anh, một người đàn ông đứng trên đỉnh cao sự nghiệp, mang trên người những thành công vang dội. Ông là một người rất có địa vị trong xã hội, trong giới kinh doanh. Nhưng ông không phải là một người chồng, một người cha tốt. Mỗi lần ông về nhà, ông đều mang theo rất nhiều món đồ quý giá, luôn miệng nói yêu mẹ anh rất nhiều, cũng rất thương anh, nhất định bồi dưỡng anh thành một hạt giống tốt. Nhưng ông có được bao nhiêu thời gian ở nhà? Ông chỉ biết lo cho sự nghiệp của mình, một người độc đoán và chuyên chế.

Năm Phạm Đình Vỹ sáu tuổi, mẹ của anh lâm bệnh nặng, một lần phát bệnh liền là bệnh liệt giường, cả người đều gầy gò yếu ớt hẳn.

Bốn tháng bà nằm trên giường, người nói yêu bà rất nhiều đang ở đâu? Tổng cộng số lần đến thăm đếm trên đầu ngón tay còn chưa giáp!

Ấy thế mà đến khi thân thể bà dần lạnh băng bất động, người đàn ông đó mới nắm lấy bàn tay chỉ còn da xương của bà mà khóc lóc, nói cái gì mà "em mau mở mắt ra nhìn anh đi" "em đừng bướng bỉnh nữa" "em chỉ đang ngủ thôi phải không"...

Phạm Đình Vỹ sáu tuổi đứng ở một bên, nhìn người đàn ông ấy mà lòng ngực đau nhức. Lúc mẹ anh trút hơi thở cuối cùng vẫn không ngừng lẩm bẩm tên ông. Nhưng rồi đổi lại được gì? Những tiếng khóc than muộn màng sao? Còn có ý nghĩa gì?

Sau khi bà mất, cha anh dần thay đổi, như trở thành con người khác, nghiêm khắc giáo dục anh, bắt anh học bao nhiêu lễ nghi, bao nhiêu kiến thức. Cả người ông cũng ngày càng lạnh lùng, xa cách.

Vết thương tâm lý chưa kịp lành, anh đã phải chịu sự hà khắc từ người cha vừa thân quen nhưng lại càng xa lạ. Sống trong một môi trường như thế, có thể bình thường mà trưởng thành sao? Không bị thái độ tiêu cực chi phối, tâm lý dị dạng đã là tốt lắm rồi.

Theo năm tháng trưởng thành, Phạm Đình Vỹ đã trở thành một người hiếm khi thể hiện cảm xúc ra ngoài, lúc nào cũng là dáng vẻ lạnh lùng, khí thế cao ngạo. Nhưng sau khi tiếp xúc với thương trường, anh một lần nữa thu liễm chính mình. Anh ra ngoài tự lập công ty, không muốn dựa vào người cha xa lạ. Muốn dựa vào chính mình, tất nhiên phải biết nhún nhường trước.

Quan hệ cha con giữa hai người không tốt chút nào, chẳng khác gì hai người lạ ở chung nhà. Sau khi anh trưởng thành, ông bay ra nước ngoài, vẫn luôn vùi mình vào công việc mở rộng việc kinh doanh của ông.

Xuyên Thành Nam Phụ Chỉ Làm Người Qua ĐườngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ