29. Thành hôn

195 27 6
                                    

Edit: Tira
Sĩ thú thê chi lễ dĩ hôn vi kỳ,*

*Sĩ thú thê chi lễ dĩ hôn vi kỳ Nhân nhi danh yên 士娶妻之禮以昏為期因而名焉" (Lễ kết hôn của kẻ sĩ, lấy buổi hoàng hôn làm thời gian. Nhân đó mới đặt tên là Hôn)

Tuy chỉ là hộ gia đình chốn thôn quê dân dã kết hôn nhưng cũng phải hiểu biết và tuân thủ lễ nghĩa, khi lấy người vợ cả đầu tiên đều sẽ chọn thời gian vào buổi chiều.

Trời còn chưa tờ mờ sáng Trương Phóng Viễn đã dậy, cũng chẳng phải bình thường hắn hay phải dậy sớm nên tạo thành thói quen, chỉ đơn giản là vì nằm trên giường lăn qua lăn lại làm hắn cứ nghĩ đến Hứa Hòa hoài.

Hắn nghĩ hôm nay chính là ngày cử hành nhân sinh đại sự, nghĩ đến sau này sẽ có thêm một người sống chung với mình làm hắn trằn trọc mãi không thôi. Lúc thì bận tính xem cuộc sống sau này sẽ trải qua thế nào, khi thì lại bật cười thành tiếng. Trời còn chưa sáng mà hắn đã không nằm nổi nữa rồi.

Bình minh vừa hé, bắt đầu dần có người tới nhà. Các thúc bá nhà họ Trương của hắn là những người tới đầu tiên, tiếp đó đến những người tới giúp đỡ lo liệu việc nấu nướng. Qua buổi trưa, đầu giờ chiều dần dần có khách tới ăn cỗ.

Trương Phóng Viễn mở rộng cửa, ra sân đón khách cùng tứ bá. Bà con trong thôn cũng không phải chỉ đến ăn suông mà không bỏ tiền, mỗi nhà tới đều sẽ có người đại diện đưa quà mừng, những người này thường là phụ nữ hoặc phu lang quản lý việc nhà.

Dưới mái hiên có một cái bàn vuông, ông lão biết chữ trong thôn sẽ điểm mực vào cuốn sổ ghi chép để ghi lại xem hôm nay có những nhà nào tới, tặng lễ những gì.

Làm vậy cũng không phải để so bì giữa người với người, chủ yếu là vì khách tới quá đông, trong hoàn cảnh vội vàng bối rối chủ nhà không có cách nào ghi nhớ hết tất cả đồ khách tặng. Hơn nữa, sau này nhà ai có việc mình có thể lấy cuốn sổ này ra, nhìn xem lúc nhà mình bận việc hộ gia đình này có tới không, căn cứ vào quà tặng của họ mà trả lễ cho phải phép.

Mấy năm trước chiến tranh loạn lạc, nhà nào mở tiệc cũng đều thích được tặng những đồ vật thực tế như thịt, gạo thóc, bánh trái, vải vóc,... Nay thiên hạ đã thái bình, ngày tháng dần trở nên tốt hơn thì quà tặng dần biến thành tiền bạc cho tiện lợi, người tặng đồ vật ít đi nhiều.

Tiền mừng ở buổi tiệc như là tiệc thành hôn này có nhiều không thì phải xem mức độ thân thiết của khách và chủ nhà. Tất nhiên cũng có người có gia cảnh giàu có, ra tay hào phóng bất luận thân hay không thân, với cả còn phải xem địa phương này nghèo nàn hay giàu có. Thôn Kê Cửu không phải thôn xóm nghèo nàn nhưng cũng không tính là giàu có, người trong thôn tặng lễ cơ bản khoảng 60 đồng rồi dựa theo những yếu tố thân thiết, giàu nghèo nói phía trên để điều chỉnh thêm.

Thường thì mọi người sẽ tăng tiền mừng lên cho đạt con số cát tường, người bỏ tiền mừng ít hơn cơ bản rất hiếm, dù sao cũng đều ghi vào sổ cả, nếu đưa ít quá thì hơi mất mặt.

Thật ra chuyện qua lại lễ lạc ở trong thôn cũng là một cách để mở rộng chi tiêu, đám cưới đám tang, tiệc gả tiệc cưới, em bé đầy tháng hay tiệc mừng thọ của người già... đều cần tốn kém. Nếu vào đúng thời điểm có khi một tháng phải chạy hai, ba cái đám liền, đưa lễ ít nhất theo tiêu chuẩn cũng tốn mất 180 đồng, nghĩ mà sợ líu cả lưỡi.

[ĐM EDIT] TRÙNG SINH CƯỚI "NGƯỜI LÀM NỀN" LÀM PHU LANGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ