Chương 10: Thi vòng hai

149 11 0
                                    

Edit: Ôn Khách Hành

Beta: Mimi, Ame

*****

Hiện tại, số lượng Cống sĩ tham gia thi vòng hai là ba trăm linh năm người.

Vào sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ, nhóm Cống sĩ đã chuẩn bị đâu vào đấy, theo người dẫn đường của trường thi đi tới cửa cung. Trải qua kiểm tra để xác minh thân phận của thủ vệ, kế tiếp bọn họ liền đi dọc theo Tiểu hoàng môn vào An Thiên môn, băng qua một loạt những cung điện nguy nga tráng lệ, cuối cùng tới được điện Cẩn Thân.

Điện Cẩn Thân là nơi lớn nhất trong ba đại điện, lớn thứ hai là cung Càn Thanh, cũng là tẩm cung của Hoàng đế.

Sau thời Vĩnh Lạc, các thế hệ Thiên tử đều dùng cung Càn Thanh để lâm hạnh phi tần, nghe ca hát xem nhảy múa, hưởng thụ những thú vui tiêu khiển. Thế nhưng Hoằng Trị đế vẫn luôn duy trì quan hệ một phu một phụ, từ đầu đến cuối không nạp thêm bất cứ một phi tần hoặc mỹ nhân nào, thường xuyên ở tại cung Khôn Ninh của Hoàng hậu, cho nên dứt khoát bỏ luôn cái chức năng này của cung Càn Thanh.

Mười sáu năm Hoằng Trị trước đây, cung Càn Thanh đều quạnh quẽ vắng vẻ đến hiếm thấy.

Dưới tình huống như vậy, không chỉ đám trung quan không dậy nổi tinh thần, mà ngay cả bọn cung nhân, sắc mặt cũng khó mà tốt đẹp được như ở thời Thành Hóa(*).

*Minh Hiến Tông (: 明憲宗, , - , ), là vị thứ 9 của trong. Ông cai trị từ năm đến năm , tổng cộng 23 năm với là Thành Hoá (成化), nên còn gọi là Thành Hoá Đế (成化帝).

Mãi cho tới khi Hoằng Trị đế bệnh nặng, cơ thể dần dần suy yếu, bắt đầu sử dụng đan dược, cung Càn Thanh mới khôi phục vẻ "náo nhiệt" ngày xưa.

Điều đáng châm chọc chính là, với đám trung quan và cung nhân hầu hạ trong tẩm cung mà nói, đây chưa chắc đã là một chuyện tốt.

Quan chủ khảo vòng hai không phải là Trương Nguyên Trinh và Dương Đình Hòa, đổi lại là Thiếu sư kiêm Thái sư Thái tử - Thượng thư Lại bộ - Mã Văn Thăng và Thượng thư Hộ bộ - Hàn Văn. Quan giám khảo và quan chấm thi còn có thêm mấy học sĩ Hàn Lâm cùng Thị giảng này nọ, tổng cộng năm người.

Giữa giờ Thìn, Cống sĩ tân khoa đứng trước cửa điện Cẩn Thân.

Theo quy định, bất kể tuổi tác ra sao, các sĩ tử đều phải đội mũ tứ phương bình định(*), thân mặc nho sam hai màu xanh lơ hoặc xanh lam, ống tay rộng rãi viền đen, bên mép cổ áo điểm tô một chiếc khăn mềm buông xuống tới tận đai lưng.

(*) "Phương cân" 方巾 là loại khăn đội đầu mà những người có học đời Minh đội, thực tế nó là một loại mũ tiện dụng được may thành hình vuông. Với quan lại, có người cũng thích đội lúc ở nhà. Loại mũ này dùng loại sa đen may thành, có thể xếp lại, khi mở ra bốn góc đều vuông cho nên có tên là "phương cân", cũng còn gọi là "tứ giác phương cân". Theo truyền thuyết loại mũ này cũng xuất hiện vào thời Minh Thái Tổ. Tương truyền đầu đời Minh, đại văn học gia Dương Duy Trinh 杨维祯 được triệu vào điện gặp Thái Tổ. Thái Tổ thấy mũ ông đội bốn góc đều vuông lấy làm lạ, hỏi ông tên gọi của mũ là gì. Dương Duy Trinh lanh trí đáp rằng: "Đó là mũ tứ phương bình định" (Tứ phương bình định cân 四方平定巾). Thái Tổ nghe qua vô cùng vui mừng, ban chế xuống thiên hạ, đồng thời quy định là loại chuyên dùng của nho sĩ, sinh viên cùng giám sinh văn nhân. Tên gọi "Tứ phương bình định cân" được thấy nhiều trong những trước tác đời Minh, trong Minh sử 明史 cũng có nói đến. Trong Minh sử còn ghi rõ năm ban chế là năm Hồng Vũ 洪武 thứ 3 (năm 1368). Năm này đúng là năm Dương Duy Trinh được triệu đến kinh thành gặp Thái Tổ, nhưng Dương Duy Trinh luôn nhớ đến triều Nguyên bị diệt vong, nhiều lần cự tuyệt làm quan cho triều Minh. Khi ông gặp Minh Thái Tổ, có nói những lời xu nịnh hay không thì không ai có thể biết được

[ĐM] Đế SưNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ