Chap40 : " Trả Mạng Cho Tôi. "

754 16 0
                                    

Không có cô Điệp, việc làm ăn của gia đình bà Hoài gặp rất nhiều khó khăn. Những tiệm vải trên tỉnh và huyện từng cái một, từng cái một nối tiếp nhau đóng cửa do không còn có thể buôn bán được nữa. Nguyên nhân do cô Điệp một phần, nguyên nhân còn lại chính là bà Hoài đưa anh chị em ở quê mình ra để quản lý. Nhưng chẳng hiểu sao tiệm vẫn có khách nhưng tiền lời không thấy đâu, mà ngay đến cả vốn liếng cũng dần dần hết sạch.

Cuối cùng đến giữa năm 1979, ông Hải , bà Hoài chỉ còn trong tay xưởng may là vẫn còn có thể hoạt động. May mắn cho gia đình ông Hải đó là những người lái buôn Trung Quốc năm xưa vẫn luôn giữ đúng lời hứa của mình. Lúc ông Hải gặp khó khăn họ đã ra tay cứu giúp, những đơn hàng mà họ mang về cho ông Hải chính là cứu cánh cuối cùng của vợ chồng ông Hải trong việc làm ăn.

Mùa hè năm đó thời tiết rất nóng, cuối tháng sáu mặt đất cằn cỗi do đã quá lâu trời không đổ mưa. Giếng nước nhà ông Hải mấy chục năm nay vẫn luôn đầy nước thì đến thời điểm này cũng đã cạn đến gần trơ đáy. Nhưng gia đình ông Hải vẫn không phải lo lắng quá nhiều bởi mặc cho người dân trong làng phải khốn khổ tiết kiệm từng giọt nước thì nhà ông Hải luôn có đủ nước để dùng. Bên ngoài nóng như thiêu như đốt, những cái cây khô cằn trơ gốc dưới nền đất cứng ngả màu vàng vậy mà trong cái hầm của nhà ông Hải vẫn lạnh như băng, điều kỳ lạ hơn đó chính là giếng nước ngọt không bao giờ biết cạn.

Điều này tôi cũng có nghe những ông bà già trong làng kể lại, bởi năm đó những người cao tuổi chết bởi cái nóng quá nhiều. Thế nên những người già họ vẫn nhớ như in mùa hè giết người ngày ấy. Và tôi cũng có nghe họ nói :

“ Làng mình năm đó may mà có cái giếng nước ngọt nhà Hải - Hoài nếu không có lẽ cũng khó mà qua khỏi.”

Những người già trong làng nói như vậy bởi vì trong câu chuyện của anh Huấn kể, anh cũng có nói, trước năm anh được sinh ra hạn hán đến khô cằn, đất ruộng nứt nẻ. Bố anh Huấn là ông Hải năm ấy đã mở cổng nhà cho bà con làng xóm vào hầm gánh nước về uống. Cả làng trên xóm dưới mọi người ùn ùn kéo đến, những tưởng việc làm đó sẽ phần nào giúp cho gia đình ông tránh được tai ương kiếp nạn nhưng hóa ra lại không phải vậy.

Tại sao sau này dân làng lại đồn nhà ông Hải giàu là vì đào được vàng…? Ban đầu tôi cũng nghĩ là do câu chuyện được đồn đại ra ngoài, nhưng không phải. Chính miệng anh Huấn kể lại.

Cái giếng đó ban đầu vẫn rất nhiều nước, múc không cạn, người làng cứ từng gánh, từng thùng kéo nhau sang xin nước. Ba ngày đầu tiên không xảy ra vấn đề gì, nhưng sang đến ngày thứ 4 vì tranh nhau, chen lấn, xô đẩy mà có người đã nhảy xuống cả giếng để múc nước. Ông Hải chứng kiến cảnh đó cũng bất lực, chẳng biết tại sao miệng giếng lúc ấy lại bị nứt ra một mảng. Sang đến hôm thứ 5 thì giếng dần cạn nước. Bà Hoài thấy vậy nói với chồng không cho mọi người vào hầm lấy nước nữa, nước giếng cạn nhìn thấy cả đáy, bên dưới đáy giếng những viên đá đen bóng lộ ra rất kỳ lạ. Và trong số những người đến xin nước khi ấy, sau khi cố gắng tát cạt cái giếng nước họ đã nhặt được vàng vụn, gọi là vụn vàng nhưng có những viên cũng phải bằng hòn sỏi nhỏ.  Tuy nhiên không phải ai cũng thấy, mà hình như chỉ có 1 người thấy được. Người ta kháo nhau, kẻ thì tin, người thì cho là bịa đặt. Chỉ có ông bà Hải - Hoài là rõ nhất. Tin đồn lan ra, công thêm giếng nước bỗng nhiên bị cạn, điều này khiến ông Hải lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

Nghiệp ChướngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ