Chương 69: Có mức độ

2.5K 87 1
                                    

Editor: Puck

Mặc dù sau khi nhà họ Diêu bán cá chạch bùn * cố gắng khiêm tốn, nhưng khó tránh khỏi bị dân chúng quanh thôn để ý tới. Bán mấy ngàn cân cá chạch bùn đi, dân chúng trong thôn đều chắc chắn, tối thiểu thu vào cũng phải đảo lộn một cái so với năm trước? Nói cách khác, khẳng định không chỉ hai vạn đồng như Diêu Liên Phát nói, tối thiểu phải xuất hiện ba vạn!

(*) 泥鳅: Cá chạch bùn hay Cá dojo (Tiếng Nhật:ドジョウ dojō; Danh pháp khoa học: Misgurnus anguillicaudatus) là một loài cá nước ngọt trong họ Cobitidae có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được phổ biến như là một cá cảnh được du nhập tới những nơi khác ở châu Á và châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là loài cá có giá trị kinh tế. (Nguồn Wikipedia – Bạn editor trước đã nhầm lẫn chút xíu, dựa theo danh pháp khoa học thì tên chính thức của loài cá này là cá chạch bùn chứ không phải cá trê, nhìn hình thì hai loài này khá giống nhau)

Sau khi bán cá chạch bùn, ngay sau đó nhà họ Diêu lại bán một đàn dê, việc này khiến cho người chung quanh trông thấy mà thèm rồi. Tính toán như vậy, bán cá chạch bùn, bán dê, bán heo, trồng trọt tổng cộng còn thu vào nữa đi? Bình thường nhà ông ta bán cá chạch bùn rồi đến hè bán ve sầu... Có người hiểu chuyện tính thu nhập thu vào cho nhà họ Diêu.

Kết luận chính là: Nhà họ Diêu giàu rồi!

Người nhà họ Diêu không chú ý đến những việc này, người một nhà bận rộn chuẩn bị lễ mừng năm mới. Tâm trạng dễ chịu, nên không tránh được mấy ngày tết trôi qua hết sức sung túc náo nhiệt. TV, xe motor, máy giặt quần áo mua cho Diêu Tiểu Đông cũng mua rồi, vốn tưởng rằng máy giặt rất đắt, lúc đi mua mới thấy, có hơn bảy trăm đồng. Diêu Tam Tam và Diêu Tiểu Cải thương lượng, dứt khoát cùng mua hai cái.

Mỗi nhà một cái.

Dương Bắc Kinh không ngừng chối từ. Quan niệm ở nông thôn, con gái ra khỏi nhà là hết, sao có thể nhận đồ nhà mẹ đẻ! Nhưng mà Diêu Tiểu Cải lại nói đùa một câu: "Anh rể cả, mua cũng đã mua rồi, tụi em cho chị cả, chứ không cho anh!"

(*) Mình sẽ chuyển xưng hô của các nhân vật về chị cả (Tiểu Đông), chị hai (Tiểu Cải), em ba (Tam Tam), em tư (Tiểu Tứ) theo đúng thứ tự như tên của nhân vật Tam Tam nha, tiện thể các bạn đã theo dõi bộ truyện này cũng biết truyện được kể dưới giọng của nhân vật nữ chính Tam Tam nên họ hàng của Tam Tam như Diêu lão nhị = chú hai Diêu, Diêu lão tam = chú ba Diêu... Còn về Diêu nãi nãi = Bà nội Diêu, vì chữ hiếu rất quan trọng, dù xấu xa với mình đến mấy cũng ko thể quên gốc ^^

Dương Bắc Kinh cũng là người thành thật, hôm sau mấy chị em đi thành niệm chơi, mua chút quần áo đồ ăn vặt gì đó, Dương Bắc Kinh thầm nói với Diêu Tiểu Cải, tốn tám trăm đồng, mua đôi bông tai vàng, vòng bạc cho Trương Hồng Cúc, nói là vừa vặn tặng lễ năm mới.

Nói khi đó giá vàng cũng có lợi, bảy mươi sáu đồng một chỉ vàng mười *, một chỉ bạc có ba đồng. Phần lễ như vậy đưa đến trong tay Trương Hồng Cúc, Trương Hồng Cúc kích động đến sắp bắt đầu lau nước mắt rồi.

(*) vàng mười: vàng nguyên chất, vàng đủ tuổi, vàng y

Theo nguyên gốc thì là gram vàng, gram bạc, nhưng mình chuyển về cách gọi của Việt Nam theo chỉ và theo lượng cho dễ hiểu.

Là người chân đất quê mùa hơn nửa đời người, ngoảnh mặt đã đeo vàng mang bạc rồi, đây là hưởng phúc từ con gái đó! Lại nhìn quần áo bông mới mấy chị em mới mua cho bà, Trương Hồng Cúc cười đến cả ngày không khép miệng.

Diêu Liên Phát cũng có áo ghi lê mới bằng da chó màu đen, còn có áo khoác mới, nhanh chóng mặc thử, vẻ mặt hài lòng.

Xoay đầu lại, Diêu Liên Phát bắt đầu thương lượng với mấy cô con gái: "Áo ghi lê da chó đen này, người già mặc tốt nhất, chống rét lạnh tốt nhất, tuổi tác của cha cũng không tính là lớn, cha cũng không thiếu quần áo mặc, vậy tặng cho ông nội các con mặc được không?"

Diêu Tam Tam vỗ đầu, lại quên mất chuyện nhỏ nhặt này.

Cô ngẫm nghĩ nói: "Cha, cha cứ mặc đi, lễ mừng năm mới chúng ta cũng phải đưa lễ cho ông nội, cha đi chợ mua cho ông nội một cái là được rồi. Nhưng lúc đưa lễ mừng năm mới, cha cũng nên mua chút ít đồ cho bà ngoại con."

"Vậy, cũng được, cũng được" Diêu Liên Phát lập tức vui mừng hớn hở đi ra ngoài.

Không được bao lâu, Diêu Liên Phát mang về hai con cá mè hoa, kêu là Trương Hồng Cúc cho con gái, con rể làm cá ăn bữa tối, người một nhà đang vô cùng náo nhiệt chuẩn bị ăn cơm. Chú ba Diêu đột nhiên đến đây.

Chú ba Diêu đến đây làm gì? Đến vay tiền. Nói định qua năm mua máy cày điều khiển bằng tay, mở miệng đã muốn mượn bốn ngàn đồng.

Một chiếc máy cày mới mới, cả xe, cũng không đến năm ngàn đồng. Tiều chú ba Diêu mượn, Diêu Liên Phát hơi khó xử, khó xử không phải ở vấn đề cho mượn hay không, mà tiền nhà ông, đều ở trong tay con gái!

"Tam Tam, con xem..."

Diêu Tam Tam đang ngồi trước bếp lò nhỏ, nhìn nồi cá chưng cách thủy, cười cười hỏi chú ba Diêu: "Chú ba, chú muốn mua mày cày, một máy cày hơn bốn ngàn đồng, trong nhà chú chuẩn bị bao nhiêu?"

"Hai năm qua chú thu vào ít, trong nhà lấy tiền đâu ra?" Chú ba Diêu nói đúng lý hợp tình, "Mượn nhà cháu bốn ngàn, nhà chú bán chút lương thực, gom góp lại, cũng đủ rồi."

"Chú tam, chú muốn mua máy cày, vốn định làm gì?"

"Để nông dân trồng trọt chứ sao." Chú ba Diêu nói, "Cháu nói dùng con lừa, không kéo xe được, không cày ruộng được, mua máy cày không phải thoải mái hơn nhiều sao?"

Chú thì thoải mái rồi, tiền người bên ngoài cho chú mà! Diêu Tam Tam thầm thở dài, trước kia nhà cô dù khó khăn như thế nào, bị kế hoạch hóa gia đình phạt tiền ép đến mức không còn cách nào khác, cũng không có ai mượn một đồng tiền cho nhà cô mà? Mà hai năm qua, cuộc sống của nhà chú ba, phải dư dả hơn nhà Diêu Tam Tam nhiều.

Tam Cô Nương Nhà NôngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ