Ngô Tà tư gia bút ký

149 9 0
                                    

Chương 13: Miếu Hạt Dưa

Vì sao ngôi miếu đó lại được gọi là miếu Hạt Dưa, có hai cách giải thích.

Đầu tiên là ở địa phương kể, rằng vào thời cổ đại có một vị đại tướng sau khi chiến thắng trở về, thu được rất là nhiều châu báu, rồi đi đến nơi này thì ngựa lại xảy ra dịch bệnh, lúc ấy có rất nhiều ngựa đã chết, những châu báu này không có cách nào đem đi được. Vì vậy vị đại tướng kia liền mở một cái lò để nấu chảy vàng, đem tất cả những phiến bảo bối này đúc thành hình một trái bí đỏ nhỏ rồi quăng vào lòng sông, cũng hạ lệnh không được vớt lên, chỉ cần thấy trong thiên hạ còn một “hạt dưa vàng” nào thì sẽ giết hết toàn thôn.

Bởi vì vị đại tướng này chiến tích hơn người, uy tín cực cao, quả nhiên những hạt dưa vàng bị rải vào giữa lòng sông cũng không ai dám đi vớt, chúng từ từ bị phù sa của sông vùi lấp. Mãi cho đến khi triều đại thay đổi, khi được nghe nói qua truyền thuyết này người ở nơi khác cũng lục tục kéo tới nơi này để vớt hạt dưa vàng. Nhằm hù dọa những người tham lam kia, người dân ở trong thôn đã xây dựng một pho tượng tướng quân đặt ở cạnh bờ sông, quả nhiên là khiến cho những kẻ làm loạn này kinh sợ, sau này để tưởng nhớ tới chuyện đó, bọn họ đã cho xây dựng một ngôi miếu thờ ở ngay chỗ bức tượng tướng quân kia, rồi gọi là miếu Hạt Dưa.

Ngôi miếu này từ lâu đã không còn lại chút dấu vết gì, song truyền thuyết miếu Hạt Dưa vẫn được lưu lại cho tới ngay nay.

Còn có một cách giải thích nữa là, nhưng rõ ràng là ngược lại với chuyện kia, có người nói trong lòng sông nơi này đã từng sinh ra kim sa (cát vàng). Hầu hết chúng đều có hình dạng như hạt dưa, cho nên có rất nhiều người danh tiếng đến, tụ tập ở đây để vớt kim sa. Phần lớn trong bọn họ sau này định cư lại, rồi xây dựng một ngôi miếu thờ, sau đó đời này qua đời khác hưng thịnh, vì người ta trước đây đã từng vớt được “hạt dưa vàng” ở đây, nên mới gọi miếu này là miếu Hạt Dưa.

Theo như nghiên cứu của tôi, người đại tướng trong truyền thuyết đầu tiên, có thể chính là Ngũ Tử Tư*, thế nhưng lại giống với truyền thuyết vô cùng nổi danh ở Giang Tô – Lật Dương, vì sao lại tương tự như một truyền thuyết ở Sơn Đông thì không thể nghiên cứu được. Chỉ có thể suy đoán ra  khả năng là ở bên này di dân, có thể phần lớn là người đến từ Giang Tô, cho nên mới đem truyền thuyết dân gian ở Giang Tô truyền tới Sơn Đông.

* Ngũ Tử Tư*: Ngũ Tử Tư (Trung văn phồn thể: 伍子胥; bính âm: Wŭ Zisu, ?-484 TCN)), tên thật là Ngũ Viên (伍员), tự Tử Tư (子胥) là tướng quốc nước Ngô thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Truyền thuyết Ngũ Tử Tư và Sử Trinh Nữ

Hơn năm trăm năm trước công nguyên, tức là vào thời kì cuối thời Xuân Thu, Sở Bình vương giết oan cha và anh trai của Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư bỏ chạy ra khỏi Chiêu Quan, vượt qua dòng Trường Giang, đi tới nước Ngô nương nhờ. Vì phía sau có binh lính truy đuổi nên ông ta ngày nghỉ đêm đi, đi hết bảy ngày, đi tới Lật Dương gần sông Hoàng Sơn nước chảy cuộn cuộn (tự mình cố gắng vượt qua sông bơi về phía Nam, đến Lật Dương, Từ Xá, Tây Cửu, Nghi Thành, Đông Cửu rồi đi vào dòng sông Thái Hồ, đến đoạn Nghi Hưng liền vào sông Nam Khê), thì gặp Sử Trinh Nữ đang giặt đồ bên bờ sông. Ông liền đi về phía nàng xin cơm ăn, Sử Trinh Nữ đem bột nhồi với sữa cho ông ta ăn. Ngũ Tử Tư ăn rồi căn dặn Sử Trinh Nữ không nên nói cho người khác biết là ông ta đã đến nơi đây, để cho truy binh không thể biết được hướng đi của ông ta. Sử Trinh Nữ vì để cho Ngũ Tử Tư yên tâm chạy thoát thân và bảo toàn trinh tiết của mình, nên ốm lấy một khối đá thật lớn, nhảy xuống sông tự sát. Sau này, Ngũ Tử Tư cầm đầu binh mã nước Ngô, đánh bại nước Sở, báo thù cho cha và anh trai. Trên đường quay trở về nước Ngô, đi đến con sông đó nhớ lại Sử Trinh Nữ, cho nên ném vào dòng sông cuồn cuộn bách kim. Dân gian kể lại, Ngũ Tử Tư cho đúc cứ một viên “hạt dưa vàng” là ba thăng (lít) vàng, rồi tung vào trong nước, để báo đáp Sử Trinh Nữ.

Tôi không muốn lấy tâm tư kẻ tiểu nhân mà phỏng đoán năm tháng kiêu hùng đó, chỉ có điều những chuyện cũ trong lịch sử vẫn khiến cho tôi cảm thấy một sự tàn nhẫn, như Việt Vương Câu Tiễn rất vui khi, Ngũ Tử Tư khuyên Tân Ngô vương thừa cơ tiêu diệt Việt quốc, nhất thống Giang Nam. Có thể thấy được Ngũ Tử Tư là một người làm việc rất quyết tuyệt, tuyệt đối không để bất kì một đường thoát cho ai. Một người như vậy có thể chịu nhục mấy chục năm, đấu tranh để quay về nước báo thù, lật mộ phần của kẻ thù lên phanh thây lần nữa, có thể thấy được tính cách của họ có phần. Cũng như trong lịch sử cận đại Trung Quốc có rất nhiều người không khác gì bị ép buộc “hy sinh”, chúng ta cũng không biết rõ có bao nhiêu liệt sĩ, là thật sự chết ở trong tay kẻ địch.

Ngươi giặt đồ, ta hành khất, ta đã ăn no, ngươi thân chìm đáy sông, mười năm sau, nghìn vàng trả ơn.

Than ôi, cô gái giặt đồ ở bờ sông, có phải là hay không là ra đi dưới đao kiếm, vì một lời nói dối tuyệt vời mà bị ép bức tới chết, Ngũ Tử Tư đúng là vẫn còn cảm thấy lương tâm có phần cắn rứt, thế nhưng có dùng ngàn vàng trả ơn, có thể làm cho lương tâm bị cắn rức trong một thời gian dài như vậy thanh thản trở  lại hay không đây?

Hay hoặc là sự tình cũng không chỉ đơn giản như vậy thôi, Ngũ Tử Tư này là một tướng lĩnh trộm mộ nổi tiếng, ở chỗ này vung hạt dưa vàng xuống sông, có lẽ là có một dụng ý khác, cũng có lẽ là, những hạt dưa vàng kia là lấy từ trong cổ mộ mà vung xuống, hay là có người trong lúc thu gom bảo vật bồi táng, có kim sa bị rơi xuống sông. Hiện tại chỉ có thể suy đoán mà thôi.

Đạo Mộ Bút Ký - Ngoại TruyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ