Hạ tuế thiên 2013

60 2 0
                                    

Chương 9: Hắc thủy

Trong quan tài có chất lỏng, kỳ thật là chuyện tương đối bình thường, vì lúc đóng quan, đều chỉ dùng đinh để đóng, sau đó người ta mới thêm bùn đất với vài mảnh lưới làm thành một loại xi măng gì đó để che hết những chỗ hở lại. Nếu như việc này làm được hoàn mỹ thì xác sẽ được phong bế trong một không gian kín, tất cả nước của thi thể bị lưu lại hết trong quan tài.

Con người có 60 tới 70% là nước, lượng nước đó thực chất rất nhiều, đặc biệt là những thi thể phân hủy chỉ còn lại khung xương, thi cốt liền có thể ngập nước.

Loại nước này tên là thi dịch, cũng có người gọi là quan dịch. Đương nhiên là có khi quan tài phong bế không nghiêm, trong đất cũng có nước, phần lớn nước kia sẽ tràn vào trong mộ thất vì thế mà quan dịch sẽ rất nhiều, cho nên ông bác vừa rồi là hỏi cái này.

Nếu không phải là lão cha tôi đã xác nhận, tôi cũng sẽ nghĩ là như vậy, phần mộ không có nước nên dịch quan này cũng không thể nào là nước mưa. Mà càng không phải là thi dịch, vì bao nhiêu nước như này, thi thể kia chỉ sợ là so với thầy chùa còn béo hơn nhiều.

Hai điều này đều không có khả năng, vậy chỉ có một tình huống cực đoan nhất, chất lỏng này có thể là dược thủy chống phân hủy được đổ vào từ lúc hạ quan. Thực sự rất có khả năng, bởi vì hắc thủy trong quan tài có tỏa ra mùi thối của thuốc đông y.

Chuyện này còn một điều có vẻ thú vị, tôi trước đây cũng có đề cập qua. Trung Quốc cổ đại có người dùng quan dịch để làm thuốc dẫn, nghe thì có vẻ không tưởng, nhưng kỳ thật thì bắt đầu lại rất hợp lý. Vì loại thủy dược chống phân hủy bên trong chứa một thành phần thuốc đông y cực hiếm. Đến thời hậu Minh đã bị thất truyền, người đời sau muốn dùng loại thuốc này thì chỉ có thể bảo bệnh nhân đi vào trong cổ mộ mà tìm thứ quan dịch chứa loại thành phần đó mà thôi.

Chỉ có điều lúc ấy lang băm cũng nhiều lắm, nghe nhầm đồn bậy thế nào mà kết quả có rất đông bệnh nhân vì uống dịch từ xác cổ mà bị thổ tả ( 😀 ), cũng có nơi trong quan tài đặt thạch tín chu sa phòng trùng và để quan tài khô ráo, đó là chất kịch độc, người ăn vào trăm phần trăm ngỏm.

Thói quen này vẫn lưu truyền tới cận đại, Lỗ Tấn tiên sinh cũng từng là nạn nhân của chuyện này, thành ra ông căm thù với thuốc đông y là có nguyên nhân.

Tôi nhìn hắc thủy kia mà cả người không được tự nhiên, trong quan tài này có thứ gì đó chìm ở đáy nước, chẳng biết bên dưới tình hình như thế nào. Hơn nữa lại có cảm giác nước kia có thể tràn ra tới nơi rồi, nhìn qua mà người nhất loạt nổi da gà, cuối cùng tôi cũng có ảo giác dưới nước kia có cái gì đó đáng sợ lắm,

Mấy người ông bác họ kia tất nhiên là không sợ, bọn họ buông cán khiêu xuống, tiếp theo tiến tới cạnh quan tài, cẩn thận nhìn vào trong nước.

Nói là hắc thủy thì tất nhiên không phải là nước đen như mực, mà là bởi vì ánh sáng và độ vẩn đục bên trong hình thành, ông bác đốt một tờ tiền giấy gí sát vào mặt nước.

Tôi đứng xa xa nhìn, liền thấy bên dưới tầng nước đen bị ánh lửa soi rọi sâu thẳm vô cùng, không giống như đáy quan chút nào.

Đạo Mộ Bút Ký - Ngoại TruyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ