Hạ tuế thiên 2013

45 2 0
                                    

Chương 20: Vôi

Vỏ ốc số lượng rất nhiều, chi chít, một tầng lại một tầng, giống như u nhọt mọc ra trên vách đá. Ngô gia lão đại cảm thấy vô cùng kỳ quái, chỉ có điều chuyện này lại xem như là việc tốt, bởi vì giếng cổ được xây vô cùng rắn chắc, gạch này đào ra có thể dùng lại được, vậy cũng tiết kiệm rất nhiều chi tiêu, nếu như thừa lại còn bán lấy tiền nữa.

Vì chuyện này mà bọn họ dùng cuốc chim cạo hết lớp vôi hóa vỏ ốc bám bên trên đá xuống, vừa gạt một cái, ai nấy khi đó phát hiện ra bên dưới lũ ốc kia có bọc vài bộ hài cốt, bị vỏ ốc dính chặt vào với thành giếng, đã hoàn toàn vôi hóa.

Ly kỳ nhất là khi bọn họ cào tới chỗ sâu nhất của giếng lại có nước chảy ra, đào tiếp thì phát hiện bên trong còn có một khoang trống nữa, có một thấp thi giấu ở đó (thi thể ướt).

Cỗ thi thể này được bảo tồn vô cùng tốt, chỉ có điều là hơi bị ngâm nước, ngay cả da cũng sáng bóng, chỉ là màu da phát ra ánh xanh biếc, nhìn thì thấy đó là một cô gái cực trẻ tuổi, tư thế lõa thể, móng tay và tóc đều thật dài, móng còn cong lên nữa.

Chuyện này nói thế nào cũng rất bất thường, đào mộ lại thấy một giếng cổ, bên trong còn có cả xác chết, như vậy đây có phải là mộ hay không?

Bọn họ đoán rằng, thi thể cô gái này là của thời kỳ trước, có thể là ngã xuống giếng hoặc bị giết hại, không rõ là vì sao, lũ ốc kia chắc là vì tranh đoạt cái xác mục này mà tụ lại, có thể bởi vì trên thi thể có chất kịch độc, nên toàn bộ đều chết ở bên cạnh, kết quả tất nhiên tạo ra một cái “quan tài vỏ ốc”. Chứa nữ thi ở bên trong.

Ngô gia lão đại hoàn toàn không thể làm gì được, đành phải đi tìm ngay một lão nhân vào lúc ấy, để hỏi xem bọn họ nên xử lý chuyện này như nào.

Nhưng ai cũng chưa từng thấy qua kiểu xác chết ấy, thi thể được đặt trong từ đường cũ, rất nhanh sau đó liền phân hủy, tìm người tới che nó lại cũng không được, hơn nữa loại mùi thối này không phải chỉ là mùi xác, tanh hôi, còn là một đống ốc bốc mùi nữa. Có người kiến nghị Ngô gia lão đại đi tìm thầy địa lý tới xem.

Thầy địa lý tên là Độc Nhãn Trầm, nghe nói vô cùng lợi hại, tới miệng giếng nhìn nhìn, lại không nói một lời, Ngô gia lão đại hỏi ông ta sao không nói gì cả, cuối cùng ông ta một đồng cũng không nhận liền rời đi, trước khi đi chỉ để lại cho Ngô gia lão đại một mảnh giấy.

Trong giấy viết cái gì thì không ai biết cả, người trong thôn chỉ biết là Ngô gia lão đại vẫn xây mộ tại chỗ kia, chôn cất Ngô lão gia, còn xác cổ kia thì về sau không rõ tung tích nữa.

Chuyện này ở trong thôn lan truyền rất lâu, dần dần có người nêu ra một ý kiến: làng Ngô gia được gọi là Mạo Sa Tỉnh, dường như cũng là do giếng mà thành tên (tỉnh có nghĩa là giếng). Truyện kể lại rằng nơi này trước đây là một vùng ruộng cạn, bởi vì có một cái giếng cho nên mới lập thành thôn, miệng giếng giống như mắt mệnh của thôn, Ngô gia lão đại đào được miệng giếng kia hẳn chính là cái giếng cổ trong truyền thuyết, phần mộ tổ tiên bọn họ đặt trên mắt mệnh của làng, chỗ tốt đó là Ngô gia chiếm hết.

Không phải độc nhất vô nhị thì gì đấy, tiếng tăm Ngô gia bắt đầu từ đó bỗng trở nên nổi như cồn, hình như là linh ứng với điều này.

Trở về từ Triệu Sơn Độ, trên xe chúng tôi cẩn thận suy nghĩ về truyền thuyết mà Từ A Cầm đã kể. Chú Hai tôi đối với phong thủy thì vô cùng tinh thông, tôi liền hỏi chú phần mộ nhà chúng ta có phong thủy thực sự tốt như vậy không?

Chú Hai bảo rằng điều này không còn thuộc về phạm vi phong thủy nữa, mày không nghe sao, đó là bởi vì nằm đè lên miệng giếng kia, ngày xưa còn có người tên Long Nhãn từng nói rằng, miệng giếng này có khả năng hợp với long mạch, loại long mạch ấy gọi là “tàng long”, nhưng không thể nhìn ra được, Độc Nhãn Trầm kia lại có thể nhìn tới, vậy không phải đó là một thầy địa lý gì cả, đó chính xác là bậc thầy phong thủy rồi. Điều này tất nhiên không phải chuyện bình thường. Hơn nữa nói thật thì phong thủy của phần mộ tổ tiên chúng tôi thực chất cũng đúng một nửa.

“Vậy chú cảm thấy Độc Nhãn Trầm kia đã viết lại điều gì cho các cụ nhà mình vậy?”

“Chú cảm giác là thiên cơ bất khả lộ, mày tìm người khác mà luyên thuyên đi.”

“Anh sao lại không đáng tin như vậy chứ, nếu thế, các cụ nhà mình khẳng định càng không thể hạ táng, lúc ấy ông ta nói là phá giếng, con mẹ nó nhất định là có người nói gì với ông ấy nữa.”. Chú Ba lên tiếng.

Chú Hai gật đầu: “Nếu như chuyện này không phải trên phương diện đó, anh nghĩ e rằng sẽ phải là chuyện của xác người chết kia. Hay là cái giếng cơ bản là không liên quan, cái khiến thầy địa lý kia không dám nói chính là cái xác người chết. Tờ giấy ấy, có lẽ là viết về chuyện của người chết kia.”

Tôi nhìn vẻ mặt kỳ quái của chú Hai, lại hỏi: “Chú có phải nhìn ra điều gì rồi không?”

“Đúng vậy, chú còn phải quay về xem gia phả nhà ta mới có thể biết được mình nghĩ đúng hay không.”. Chú nói, “nếu như chú không đoán nhầm, vậy chúng ta thực sự đã phạm vào sai lầm rất lớn rồi.”

Đạo Mộ Bút Ký - Ngoại TruyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ