Ngô Tà tư gia bút ký

90 4 1
                                    

Chương 32: Quốc Gia Cổ Đại Ở Sơn Đông

Đầu tiên, quốc gia của họ Cơ. Tương truyền rằng họ Cơ  là hậu duệ của hoàng đế, vùng đất Sơn Đông thuộc về quốc gia của họ Cơ, phần lớn đều là do Chu Vũ Vương (Cơ Phát – con trai thứ hai của Tây Bá Hầu Cơ Xương cũng chính là Chu Văn Vương) sau khi tiêu diệt nhà Thương đã phân đất phong hầu cho người cùng họ làm nước chư hầu ( nhà Chu thực hiện chế độ phong các nước chư hầu cho các anh em, công thần, con cháu). Gồm có nước Lỗ, nước Tào, nước Đằng, nước Thành, nước Cáo, nước Mao, nước Dương, nước Cự, nước Hình.

Nước Lỗ — Được ban cho em trai thứ tư của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán (Cơ Đán) có con trai trưởng là Cơ Bá Cầm (phong tước Bá). Lập thủ đô ở Khúc Phụ (hiện nay là thành phố Khúc Phụ). Vào những năm đầu Tây Chu là một nước chư hầu lớn nhất trong các nước chư hầu, (hiên nay mọi người vẫn dùng từ “Lỗ” ở Sơn Đông coi như là một tên gọi tắt) những sách cổ ghi chép về văn hoá rất nhiều, lễ nghi quy chế tất cả đều có. Vào thời Xuân Thu, lại ra đời một nhà tư tưởng rất nổi tiếng, chính là nhà đạo giáo Khổng Tử, văn hoá phát triển rất cao, nhà nước lấy lễ nghi để làm gương cho hậu thế. Lỗ quốc hướng Bắc dựa vào núi Thái Sơn, hướng Đông là Biển rộng, là một vùng rộng lớn ở phía Nam – Sơn Đông, chính là một lá chắn quan trọng nhất của triều đình Chu Vương. Nhà Tây Chu cho tới nhưng năm đầu thời Xuân Thu thì họ chính là một cường quốc ở Đông Phương, vào lúc đó có đủ khả năng tranh hùng cùng với nước Tề cũng là một cường quốc. Lỗ quốc có tổng cộng 26 thời đại, và 34 vị vua, triều đại kéo dài khoảng  800 năm, giữa giai đoạn Xuân Thu thực lực của đất nước dần dần suy yếu, vào khoảng năm Lỗ Khoảng Công thứ 24 (vào năm 249 trước Công Nguyên), thì bị nước Sở tiêu diệt, nước Lỗ trở thành một huyện.

Nước Tào — được ban cho em trai thứ năm là Thúc Chấn Đạt (Phong tước Bá). Kinh đô ở Đào Khâu (hiện nay là vùng phụ cận Hà Trạch, huyện Định Đào – Tây Bắc), khi đó là nằm ở vùng Tây Nam – Sơn Đông, vào lúc đó nước Tào là một nước có thực lực yếu kém nhất trong các nước Tề, Lỗ, Tống, Vệ. Truyền được 25 đời, tới năm 15 đời vua Tào Bá Dương (năm  487 trước công nguyên), thì bị nước Tống tiêu diệt.

Nước Đằng — Ban cho Thác Thúc Tú con trai thứ mười bốn của Chu Văn Vương (phong tước Hầu). Nay di tích thủ đô nước Đằng nằm cách 14 dặm (1 dặm bằng ½ km) về phía Tây Nam – thành phố Đằng Châu. Nên có quan hệ rất mật thiết với nước Lỗ, cũng phụ thuộc vào nước Tống, nước Tấn, có tham gia vào liên minh và chiến tranh của đại quốc. Vào năm 415 trước công nguyên bị nước Việt tiêu diệt, không lâu sau thì mới phục quốc. Cuối cùng lại bị nước Tống (có sách nói là nước Tề) tiêu diệt. Tổng cộng truyền được 23 đời.

Nước Thành — Phong cho Thúc Vũ con trai thứ sáu của Chu Văn Vương (tước Bá). Sách sử không có ghi đời sau của vua nước Thành. Vào năm 1975 ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây tại thôn Đổng Gia phát hiện được một cái *Thành Bá Tôn Phụ Cách*, mới nghi ngờ đây là nền móng khi mới lập quốc của nước Thành ở vùng ngoại ô Tây Chu, đến thời Xuân Thu mới thay đổi phong cho vùng Sơn Đông. Nay thuộc huyện Ninh Dương – Đông Bắc (có nơi nói là ở Phạm Huyền tỉnh Hà Nam). Vào năm thứ 8 triều đại vua Lỗ Trang Công (năm 686 trước công nguyên) nước Lỗ, và nước Tề tiến đánh nước Thành, nước Thành phải đầu hàng nước Tề.

Đạo Mộ Bút Ký - Ngoại TruyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ