Chương 35: 009 Nước Đông Hạ
Tư liệu:
Trong sử sách rất ít nhắc tới bộ tộc Nữ Chân tồn tại ở Đông Hạ, quốc gia đó có thật, vào thời kỳ nhà Kim suy vong, để tìm cách phục hưng bộ tộc Nữ Chân, họ đã ly khai và trở thành quốc gia tự trị, tồn tại hơn bảy mươi năm. Lãnh thổ trải dài từ Cát Lâm tới một phần lớn sông Hắc Long Giang, từng cùng với Mông Cổ chia sẻ cống phầm từ Triều Tiên, xưng bá toàn bộ khu vực Liêu Đông*. Lấy quốc hiệu ban đầu là Đại Chân, về sau đổi Thành Đông Hạ, sách sử Triều Tiên còn gọi là Đông Chân.
Liêu Đông: Liêu Đông (Trung văn giản thể: 辽东; Trung văn phồn thể: 遼東; bính âm:Liáodōng) dùng để chỉ khu vực ở phía đông của Liêu Hà, nay thuộc vùng phía đông và phía nam của tỉnh Liêu Ninhcùng khu vực phía đông nam của tỉnh Cát Lâm.
Thứ nhất, Bồ Tiên Vạn Nô:
Đầu tiên, cần phải giới thiệu qua một chút về người thành lập quốc gia cổ đó- Bồ Tiên Vạn Nô, trong lịch sử Đông Bắc nước ta có đề cập tới đây là một nhân vật kiệt xuất, nhưng trong “Kim sử”*, “Nguyên sử”** thì lại không có truyền lại, chỉ có thể thấy được ở một vài “ghi chép”, hoặc “giai thoại” thưa thớt là đề cập tới. Có thể là những sử gia thời kỳ này còn định kiến với ông ta, coi là “nghịch tặc”, “phản thần”, xa rời thực tế sửa đổi lịch sử, tài liệu về sau không được trọn vẹn, từ đó tới mấy trăm năm sau trong ” tân Nguyên sử”*** “Nguyên thư” mới có thể bổ khuyết vào đó.
* “Kim sử”:Kim sử là một bộ sách lịch sử trong 24 bộ sách sử của Trung Quốc (Nhị thập tứ sử), doThoát Thoát biên soạn năm 1345. Tổng cộng có 135 quyển và viết từ sự ra đời cho đến khi diệt vong của nhà Kim.
** “Nguyên sử”:Nguyên sử (tiếng Trung: 元史, bính âm: Yuán Shǐ) là một tác phẩm doTống Liêm (1310-1381) và một số quan lại khác phụng mệnh Minh Thái TổChu Nguyên Chương biên soạn năm 1370. Do thời gian biên soạn ngắn, nên chất lượng Nguyên sử bị đánh giá là thấp nhất trong Nhị thập tứ sử. Đến thời sau, Trung Quốc đã phải biên soạn bộ Tân Nguyên sử để sửa những sai sót của Nguyên sử.
Chú thích: Nói như vậy cũng không rõ ràng, nếu ở “Kim sử” “Nguyên sử” các tài liệu về sau đều không trọn vẹn, vậy vì sao trong mấy trăm năm sau còn có thể bổ khuyết thêm giai thoại vào đó? Nói vậy, các sự kiện được thêm vào phải chăng là hư cấu? Nếu thế còn không chặt chẽ bằng những ghi chép tản mạn trước đó. Ngoài ra, thành kiến của sử gia cũng rất khó hiểu, vì sử sách làm ra cái chính là để ghi lại mặt tốt mặt xấu, nguyên nhân mà lịch sử không ghi chép lại chỉ có duy nhất một điều, chính là nhân vật này không quan trọng. Nếu quả thực là như vậy, ngược lại viết xuống những việc xấu chẳng phải sẽ khiến ông ta lưu tiếng ác muôn đời mới đúng.
Giai đoạn lịch sử này, chẳng hay là sử gia cho rằng không quan trọng, nên không muốn để lại bất kỳ một tư liệu nào, có muốn bịa đặt ra cũng không thể.
Bồ Tiên Vạn Nô, Nguyên quán là người Liêu, trước vẫn tồn tại hai trường phái đánh giá đối với ông ta: một là phản diện, cho rằng ông ta là một người đầy dã tâm, thân làm phản loạn, trong sử sách triều nhà Kim có nội chiến phân tranh, lực lượng chống quân Mông Cổ suy yếu, hẳn là có ý phê phán. Hai là chấp nhận, tán thưởng ông ta là “Liêu Đông quái kiệt”, thậm chí tiếng tăm của ông còn “sánh ngang A Cốt Đả”*. Bởi tư liệu lịch sử bị khuyết thiếu nên tài liệu về thời kỳ này không được bảo tồn lại, mặc dù danh tính của nó không đồng nhất, còn có bản viết là Hoàn Nhan Vạn Nô, Phu Hợp Nột, Phú Tiên Vạn Nô, Bố Hi Vạn Nô, Ngốc Châu Đại Thạch, Vạn Gia Nô, Dã Nô, Tiêu Vạn Nô, Vạn Túc Nô Đẳng. “Phu Hợp”, “Phú Tiên”, trong đó “Bố Hi” và “Bồ Tiên” là biệt hiệu, “Nột” và “Vạn Nô” là tùy vào cách đọc. “Hoàng Nhan” có thể là được vua Kim ban cho.
BẠN ĐANG ĐỌC
Đạo Mộ Bút Ký - Ngoại Truyện
Misterio / SuspensoTác giả: Nam Phái Tam Thúc Thể loại: Bí ẩn, phiêu lưu mạo hiểm, kinh dị. Phần ngoại truyện bao gồm: Ngô tà tư gia bút ký Đạo mộ bút ký chi Lão Cửu Môn Hồi ức Cửu Môn Ngô gia toái niệm Hạ tuế thiên 2013 Sư phụ Hắc Nhãn Kính Cuộc sống trên đảo hoang c...