Chương 1: Đi Về Đâu?

1.1K 75 24
                                    


    Trong cái cảnh chó ăn đá gà ăn sỏi, nước cũng không có mà xài thì làm sao người phụ nữ tội nghiệp một thân một mình nuôi đứa con sống qua cái cảnh này đây.
    
    Cái nhà lá xiu vẹo không có chỗ nào lành lặn, đứa nhỏ thì ngồi co ro bên góc nhà còn người mẹ đang cố kím chút thức ăn cuối cùng còn sót lại trong nhà nhưng tất cả đều vô vọng
    
    Năm nay mùa khô kéo dài, lúa cũng thất thu, hoa màu cũng chẳng có, thì làm sao có cái ăn qua ngày. Ai ai cũng khổ cả.

"Hồi ơi! Con sao rồi? Má xin lỗi, má không kiếm được gì cho con ăn cả, để con phải nhịn đói từ qua giờ, má xin lỗi con nhiều lắm".

   Đã hết cái ăn, người phụ nữa bước lại đứa con thơ của mình, nhìn thằng nhỏ hóc hác co ro một chỗ, chị không cầm lòng nỗi. Ôm lấy đứa con vào lòng vừa khóc vừa xin lỗi con.

"Má đừng khóc mà, con hổng sao đâu, má cũng đã nhịn từ qua giờ rồi còn gì, dù có còn thì con cũng hông ăn đâu, con muốn ăn với má thôi. Hay là má con mình ngủ ha cho quên cơn đói".

"Đúng rồi, ngủ đi con, để má ru con ngủ, con ngủ cho ngoan nha"

"Ầu ơ ví dầu.
Cầu ván đống đinh.
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi"

    Nhìn đứa con thơ trong vòng tay mình mà lòng chị đau như cắt, chị chịu đói chịu khổ quen rồi nhưng con chị còn quá nhỏ để chịu đựng như vậy. Chỉ cần con chị được ăn no chị sẵn sàng làm tất cả. Mà nhà ai cũng nghèo cũng đói thì ai thuê chị làm đây, những người ở đây là dân đen làm ruộng thuê cho nhà giàu ấy vậy mà trời vẫn không mưa không có nước thì lấy gì làm ruộng. Một tia sáng lóe lên trong đầu chị.

"Chủ mấy công ruộng ở đây là ông bà Hội đồng giàu có nhất vùng, dù không nhận người làm ruộng thuê nhưng chắc nhận người làm việc trong nhà. Nếu mình xin ông bà cho con mình vô làm thì ít ra nó có ăn qua ngày chứ không đói khát khi ở với mình".

    Tuy nghĩ vậy nhưng cảnh xa con thì sao mà đành lòng nỗi. Âu cũng là do số trời buộc chị phải đi vào bước đường cùng này. Đến khi con mình ngủ dậy, chị tắm rửa cho nó sạch sẽ, vuốt tóc cho thật gọn gàng trước sự bối rối của thằng bé.

"Mình đi đâu vậy má?"

"Má sẽ dẫn con đến nhà ông bà Hội đồng, xin ông bà phú cho con vô làm ở đó, ít ra trong đó con sẽ không bị đói".

   Thằng bé quá đỗi ngây thơ để hiểu ra mọi việc, nó cứ nghĩ rằng má con nó sẽ được nhận vào làm và sẽ không bị đói khổ nữa.

"Vậy má con mình sẽ được nhận vô làm, không lo bị đói nữa rồi".

"Chỉ có con thôi, má sức yếu thì làm sao ông bà cho má làm được".

   Hiện thực phũ phàng là vậy, thằng bé khóc lóc không chịu đi, không chịu xa mẹ của mình. Chị cũng khóc, chị trách sao số mình khổ rồi lây cái khổ cho con mình. Nhưng khóc giúp được gì, chị trấn an nó, dỗ dành nó, thì nó mới nín khóc.

"Con đừng khóc, má xin cho con làm mà chứ đâu có bán con, con làm trong nhà ông bà giỏi thì sẽ có tiền, con có thể lo cho con với má nữa mà. Đừng khóc nha con trai ngoan của má".

   Trấn an con là vậy, chị biết rằng con mình vào đó cũng không tránh khỏi cái khổ, tiền nông cũng ba cọc ba đồng nhưng ít ra nó được cho ăn, thà chịu một cái khổ còn đỡ hơn là hai. Thằng bé nín khóc nghe lời chị răm rắp, nó muốn được lo cho má, muốn được nuôi má nên chấp nhận việc phải xa người mẹ thân yêu của mình.

    Đến nhà ông bà Hội đồng, chị quỳ xuống, trình bày sự tình, xin ông bà thương xót cho cảnh đơn chiếc mà nhận con mình vào làm.

"Nhà con nay gặp bước đường cùng khó khăn, đói khổ xin ông bà Hội đồng thương xót mà nhận thằng Hồi vào làm việc cho ông bà, con sao cũng cũng được nhưng con của con nó đói tội nghiệp nó lắm, nó còn nhỏ không chịu nổi được đâu. Ông bà thương xót nhận nó vào làm, tuy nó nhỏ nhưng nó lanh lẹ lắm, không làm trái ý ông bà đâu ạ. Xin ông bà thương xót cho hoàn cảnh nhà con"

   Người đàn bà vừa nói vừa khóc, tay ôm chặt lấy đứa con mình dù không nỡ xa con nhưng trong tình cảnh này để con mình chịu đói, chịu khổ thì người mẹ nào mà cầm lòng được. Chỉ có cách là cho con mình vào nhà giàu làm việc thì may ra có ăn qua ngày. Còn thằng bé Hồi nó cứ thút thít mãi không thôi dù biết rằng mẹ muốn tốt cho mình nhưng nhà có hai má con nương tựa nhau mà sống thì làm sao nỡ xa má mình được.

"Tôi cũng hiểu cho gia cảnh nhà chị nhưng mà chị nè cái nhà này không phải muốn nhận ai thì nhận mà phải coi mặt mũi ra sao cái đã, coi con chị có phải cái quân mà khôn lỏi, gian manh hay không thì tôi mới dám. Tôi sợ cái cảnh nuôi ông tay áo lắm".
  
   Bà Hội đồng vừa nói vừa vẫy quạt đều tay, lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng tựa dao găm phóng thẳng vào người phụ nữ tội nghiệp đang quỳ dưới kia.

"Hồi lại đây ông xem mặt, cái thằng này sao cứ khóc hoài, có ai ăn thịt con đâu, lại đây ông xem mặt rồi cho ăn ha".

   Ông Hội đồng cũng cảm nhận được lời nói sắc như dao của vợ mình nên bẻ sang chuyện khác, muốn xem mặt của Hồi. Từ đầu đến giờ, ông luôn thương cảm cho số phận ngưòi đàn bà khốn khổ này, vì hoàn cảnh, vì con, muốn con sống tốt hơn mà cố chịu đựng cảnh 'mẫu tử chia ly'.

"Bà coi nè, mặt thằng nhỏ sáng sủa vậy mà, không phải loại đó đâu, thằng nhỏ nhìn cũng thông minh nữa. Nhìn nó trạc tuổi hai đứa con nhà mình hay là mình nhận nó vô rồi cho nó theo hầu hai đứa nhỏ, bà thấy sao?".

"Ông nhẹ dạ quá, lỡ đâu nó ăn hiếp hai đứa con mình rồi sao, làm sao tôi biết được chứ?"

"Vậy cứ cho nó làm thử đi, bà chưa thử thì sao chắc được thằng nhỏ là người xấu. Nếu có ăn hiếp thì hai đứa con mình có bị câm đâu mà không biết méc"

   Sau trận tranh luận giữ hai ông bà Hội đồng thì bé Hồi cuối cùng cũng được nhận vào nhà. Hai má con được cho ăn một bữa cơm chia tay nhau. Trước khi ra khỏi nhà phú hộ, má nắm chặt tay Hồi dặn dò nhiều điều lắm. Họ khóc nhiều lắm. Khó lòng mà xa nhau được.

"Sau này con lớn con sẽ lo lại cho má nên má ơi má đừng khóc nữa mà, con đau lòng lắm, những ngày không có con bên cạnh thì má phải giữ gìn sức khỏe nha".

  Cuộc chia tay đầy nước mắt nhưng số phận đã an bài, Hồi phải làm việc cho nhà Hội đồng, má con Hồi buộc phải rời đi.

  Hồi đứng trước cổng nhìn bóng lưng người má của mình thì trong nhà có tiếng nói vọng ra.

"Thằng Hồi nhà trong mau, bà gọi mày vào kìa".

[RinBachi] Chờ Ngày Anh VềNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ