Mùa xuân năm Trường Khánh thứ bảy, giặc Bắc Man ý đồ tấn công biên ải xâm lược phía Nam, tới giữa mùa hạ thì bị đánh lui.
Chiến dịch này cũng hoàn toàn bộc lộ tất cả khuyết điểm của mỗi vị trí tướng lĩnh cầm quân ở biên cương. Lý Thụy dẫn quân đi cứu viện mới phát hiện các tướng lĩnh người chết trận kẻ bị bắt, các đội quân nhốn nháo như rắn mất đầu. Các tướng lĩnh quân đội bạn ở vùng kế cận thì ai cũng nơm nớp không dám tự tiện xuất quân khi chưa có chiếu chỉ nên mới dẫn đến tổn thất nghiêm trọng đến thế.
Thấy thế, cô nghẹn họng không biết nói gì, rồi gồng mình gắng gượng giơ lông gà coi như quân lệnh... Cô là hiệu trưởng học viện trinh sát đúng không? Nên toàn quyền điều động học viên của mình đi 'thực tập'. Còn thì học viên gom đám lính bại trận tàn quân lại hành quân theo lệnh của cô, cũng chỉ làm một phần nội dung chương trình 'thực tập' mà thôi.
(Giơ lông gà coi như quân lệnh: Lông gà là thứ bỏ đi, lệnh tiễn lại là thứ cực kỳ quan trọng, có thể là cờ, có thể là một thứ có hình dáng dài khác để tượng trưng cho quân lệnh tối cao để hiệu triệu toàn quân. Dùng ở nơi khác thì câu nói này mang tính tiêu cực, mỉa mai ai đó lấy không làm có, dựa hơi người khác mà ra lệnh cho kẻ yếu hơn trong khi bản thân không có chức quyền. Nhưng trong tình huống của Lý Thụy, cô không có chức quyền sai phái quân đội chính quy, nhưng để cứu viện cô bắt buộc phải dùng danh nghĩa huấn luyện viên mà ra lệnh, giả vờ như đây là đợt thực tập dã ngoại của học viên mà ra lệnh...)
Ấy thế là dưới sự ỡm ờ mập mờ chưa từng có tiền lệ này của tất cả các bên tham gia, Lý Thụy chỉ huy binh lính của nguyên một châu quận, cùng với A Sử Na giải quyết vấn đề kinh tế của đối phương, cuối cùng giặc Bắc Man cũng nhanh chóng bị thu phục, thậm chí còn có thể dốc sức đánh tan bọn chúng.
Cô cũng đã chuẩn bị tinh thần sẽ bị quan trong triều hạch tội chết thôi, ai ngờ Ngự sử như bị bệnh câm tập thể, còn Dực Đế vốn đa nghi lại không quan tâm đến mấy bản tấu chương cảnh báo thời tiết biến động của cô, càng không để bụng vấn đề binh quyền ở biên cương rắc rối phức tạp khó lòng thống nhất điều khiển. Đã thế, bà ấy ra lệnh gọi cô về kinh thành chờ phong tước.
Lúc ấy cô mới trả lại binh quyền, về U Châu nghỉ ngơi một thời gian. Mới hồi sức chưa được vài ngày đã lại bị gọi đến kinh thành, khiến cho toàn bộ đám cấp dưới phụ tá tái mặt sợ hãi, ai nấy rối rít khuyên cô không nên đi, chỉ sợ một đi không về được, Dực Đế đa nghi sẽ tóm cô giữ lại kinh thành làm cảnh.
Chỉ có A Sử Na thản nhiên nói. "Đi đi, sợ gì mà không đi? Nhận tước vị hay không lại là chuyện khác mà. Chứ cô mà không đi, hoàng đế có thể lôi ra tỷ loại lý do để buộc tội trừng phạt cô. Dù sao thì nhìn cô cũng chả thấy được tí khí chất lãnh đạo tướng quân gì cả đâu, yên tâm là hoàng đế nhìn thấy cô chỉ có an lòng hơn thôi."
Tuy độc mồm cũng cũng có lý thật. Dù sao cô cũng thực sự phải đi về kinh thành, lý do này vừa khéo giúp cô chặn lại mọi nghi ngờ của đám cấp dưới.
Trong sự lo lắng bàng hoàng của toàn thể quân dân sáu ấp Lục Đồng, tiếng hát hò đối đáp mùa thu hoạch năm ấy cũng trở nên lác đác. Đợt ấy, bài hát được họ lôi ra nhiều nhất lại là "Bờ lau xanh biếc, Sương trắng la đà, Người ta thương nhớ, Ở vùng nước xa..."
BẠN ĐANG ĐỌC
Yên Hầu quân - Hồ Điệp Seba - Edit - Hoàn thành
General FictionYên Hầu tướng quân. Hai mươi lăm tuổi. Độc thân. Đánh đuổi đám mọi rợ phương Bắc. Lập nên học viện thám báo giữa chiến trường. Trải qua vô vàn bất công giới tính. Một tay sáng lập ấp Hiền Lương. Đồng hoa lục truân, sáu ấp như sáu cánh hoa ngô đồng...