Yên Hầu quân - 27

20 3 2
                                    

Nhưng đó không phải là đặc điểm giày vò nhất ở Lý Thụy.

Bởi còn có thứ giày vò hơn, ấy chính là lúc A Sử Na cùng chà lưng ngựa chải lông ngựa với cô, thì cô ả lại rất tận tụy, dùng lời lẽ cực kỳ rõ ràng rành rọt dễ hiểu để... giải thích nội dung cuốn Luận ngữ.

Đấy mới chính là thứ giày vò người khác nhất.

(Luận ngữ: một trong bốn cuốn sách quan trọng bậc nhất - Đại học, Mạnh tử, Luận ngữ, Trung dung - mà người xưa, nhất là giới sĩ tử đi học đi thi làm quan là phải học làu làu. Cuốn sách nói về Khổng Tử về các học trò của ông, những câu chuyện trong sinh hoạt cũng như những bài học triết lý.)

A Sử Na nghiến răng ken két, cố nhịn không nói gì. Lý Thụy làm như gã là kẻ man di ngu muội thất học không bằng... Tuy bảo lý do gã học chữ Hán ở chỗ thông dịch viên người Hán là để làm trinh sát cho Bắc Man thôi, nhưng bộ tộc Bắc Man nơi gã sống hồi đó có thể coi là bộ tộc giỏi nhất mạnh nhất, và có thể đạt tới địa vị cao như vậy, nguyên nhân rất lớn đến từ việc tù trưởng bộ tộc ấy rất trọng dụng người phương Nam.

Tên thông dịch viên người Hán nọ chính là một tú tài thi trượt, bị bắt đến nhưng được tù trưởng đối đãi trọng thể, lễ phép. Dẫu sao A Sử Na cũng có cơ sở kiến thức văn hóa, nên đương nhiên nhờ đó cũng đã từng đọc sách Luận ngữ.

"... Đủ rồi." Cuối cùng gã hết chịu nổi gào lên. "Tôi đương nhiên biết sách Luận ngữ! Tôi còn biết câu 'Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi' nghĩa là Phải sai khiến dân làm việc chứ không nên giải thích gì cho dân biết tại sao!"

Lý Thụy im bặt thoáng chốc rồi mới từ tốn lắc đầu. "Anh ngắt câu nhầm chỗ rồi. Phải là ' Dân khả sử, do chi. Bất khả sử, tri chi' mới đúng."

Mặt A Sử Na nghệt ra nhìn cô với vẻ rất kỳ quái. Tưởng A Sử Na không hiểu, Lý Thụy bèn kiên nhẫn dịu dàng giải thích. "Câu ấy có nghĩa là, cái gì trăm họ đã biết làm thì cứ để mặc cho họ làm việc cần làm. Còn nếu trăm họ chưa biết làm thế nào, thì phải dạy cho họ cách làm việc cần làm. Câu ấy cũng mang ý tương tự như câu 'Bất giáo nhi sát vị chi ngược', không dạy dỗ tử tế cũng là ác nghiệt như giết người vậy..."

"Không đúng!" A Sử Na càng thêm cáu kỉnh. "Cô nói nhăng nói cuội cái gì thế, trước nay làm gì có ai giải thích như vậy kia chứ!"

Lý Thụy khựng lại một lúc rồi thừa nhận. "Đúng là không ai giải thích như vậy cả... Nhưng nếu không giải thích như vậy, tôi không có cách nào học thuộc cả." Rồi vẻ mặt cô thoáng hiện nét rầu rĩ. "Tôi... từ lúc lên năm lên sáu tôi đã thuộc hơn một ngàn mặt chữ. Nhưng cuốn Luận ngữ thì phải mất hai năm tôi mới thuộc hết. Bởi vì nếu không thừa nhận, không tin tưởng nội dung của nó tôi không cách nào nhớ nổi... Nhưng đến khi tôi cân nhắc hẳn hoi rõ ràng và hiểu kỹ ý nghĩa của từng chữ một, tôi mới hoàn toàn tin vào chúng."

"Nhưng mà tôi lại không cách nào hiểu nổi tại sao vô số người có học, đọc nhiều sách hơn tôi rất nhiều lần, thuộc làu làu cả Tứ thư Ngũ kinh nhưng lại hoàn toàn không tin vào chữ nào hết trong đó. Tôi thật sự không thể hiểu nổi thế giới này như thế nào, tại sao cứ phải theo đuổi danh lợi tiền tài mới là đúng, nếukhông phấn đấu vì mấy thứ đó lại là sai? Các người suốt ngày hỏi tôi rốt cuộc muốn làm cái gì, nhưng thật lòng tôi không biết phải trả lời như thế nào cả."

Yên Hầu quân - Hồ Điệp Seba - Edit - Hoàn thànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ