Trong hoàng cung Đông Khởi, đại điển đăng cơ của Đông Phương Thứ tiến hành không được thuận lợi lắm.
Đông Phương Lâm Lang tận mắt chứng kiến cảnh mưa tên sắc bén mang theo tiếng rít gió bắn xuyên thân thể Cữu, chứng kiến thân hình gầy yếu đơn bạc của nàng bị từng mũi tên tổn thương đến vô cùng thê thảm. Con bạch mã mà Cữu đang cưỡi cũng bị nhiễm đỏ bởi những huyết hoa* bay tứ tán. Lúc này toàn thân Cữu đều là máu, trước khi ngã xuống ngựa vẫn không quên liếc mắt nhìn Lâm Lang lần cuối. Tại khoảnh khắc ấy, nỗi đau mất đi tình thân ruột thịt đã đánh thức lương tâm sớm bị thù hận lấn át của Lâm Lang, làm cho nàng ấy nhớ lại những gì Cữu từng dành cho mình, ngoại trừ thương tổn và lợi dụng, vẫn còn có rất nhiều ấm áp cùng với yêu thương. Ở trong ôn tình ấy, những hận thù kia dường như đã không còn sâu sắc nữa.
(*) huyết hoa: giọt máu bắn tung tóe
Thế nhưng, lúc này cũng đã muộn.
Từ lúc ấy, Lâm Lang rơi vào thẹn thùng ray rứt không thể thoát ra. Trở lại Đông Khởi, chưa từng bước một bước vào Vị Minh Cung, chỉ ngồi trong Quan Âm Các ở hậu điện Cửu Dương, mỗi ngày giữ giới tụng kinh. Không còn hy vọng gì nữa, có lẽ chỉ có tiếng gõ mõ cùng với kinh văn cô quạnh mới có thể làm cho Lâm Lang quên đi, quên rằng là do chính tay nàng ấy đẩy người mình yêu sâu đậm nhiều năm vào tử lộ.
Đứa con mà mình đã từng dốc toàn bộ tâm huyết dạy bảo, lúc này đây, lại trở thành sự tồn tại khó có thể tiếp nhận. Lâm Lang không hề muốn tiếp tục chăm sóc nuôi nấng ấu tử, thậm chí còn không muốn liếc mắt nhìn đứa con với gương mặt có vài phần giống Cữu nữa. Tâm tư Lâm Lang đã là ao tù nước đọng, dù cho Đông Phương Thứ nhỏ bé có gào khóc ngoài cửa Quan Âm Các, cũng không làm cho nàng ấy xúc động mảy may.
Thế nhưng, quốc gia không thể một ngày vô chủ, nếu đã chinh phạt Đông Phương Cữu vì nàng lấy thân nữ tử làm vua gây họa loạn triều cương, thì càng không thể để Lâm Lang làm vua được. Tuy rằng thân phận của Cữu bị vạch trần làm cho lai lịch của Đông Phương Thứ trở thành đề tài cấm kỵ, nhưng dù sao, hiện giờ đứa bé này là nam tử duy nhất có huyết mạch Đông Phương gia tộc.
Hàn Sĩ Chiêu thật không ngờ Lâm Lang lại thâm tình với Cữu đến thế, không ngờ Cữu chết lại khiến nàng ấy sa sút tinh thần đến mức đó. Kế hoạch cùng nhau nắm giữ quyền hành một quốc gia đã thất bại. Mặt khác, Đông Phương Cữu mười sáu tuổi đăng cơ, tại vị (trị vì) bảy năm, đã đưa đế quốc Đông Khởi vào thời kì cường thịnh nhất. Đối ngoại thì mở rộng biên giới, gầy dựng nửa giang sơn; còn về đối nội, chính thông dân hòa, bách nghiệp câu hưng*. Toàn bộ Đông Khởi hùng mạnh, Đông Phương đã là 'không thể địch nổi'. Vì vậy, nàng được tất cả mọi người ủng hộ và kính ngưỡng. Đến hôm nay, một khi đột ngột biến loạn, chết thảm nơi đất khách, đến cả hài cốt cũng không đưa về cố hương. Đối với nhóm triều thần mấy đời trung thành với Đông Phương gia, họ không hề ghét cay ghét đắng việc Cữu là nữ tử giống như Hàn Sĩ Chiêu tưởng, ngược lại còn âm thầm bất mãn hắn mang binh thí chủ*, ai nấy đều tiếc thương ai thán Cữu tráng niên chết yểu.
(*) chính thông dân hòa, bách nghiệp câu thương:
+ chính thông dân hòa: chính sách cai trị thông minh, nhân dân tiếp thu được nên giữa triều đình và dân hòa thuận;
+ bách nghiệp câu thương: vì chính trị ổn định, lòng dân yên nên kinh tế phát triển được đa ngành nghề, nhu cầu thường ngày đều được thỏa mãn nên giàu có hưng thịnh
=> gom lại là: cai trị có cách, nên dân giàu nước mạnh, hòa thuận yên vui
(đây là theo mình hiểu nhá)
BẠN ĐANG ĐỌC
[Bách hợp - Edit Hoàn] [Cổ đại] Nhật Xuất Đông Phương (日出东方) - Dịch Bạch Thủ
General FictionTác giả: Dịch Bạch Thủ Tình trạng bản raw: 53 chương, Đã hoàn Design bìa: Sâu Sugar Nhân vật chính: Đông Phương Cữu, Sở Thiên Hi Thể loại: cung đình, nữ phẫn nam trang, tình hữu độc chung, ngược Đông Phương Cữu: Thế tử của nước Đông Khởi, vừa sinh r...