Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Thiệu Quân dựa vào người La Cường, nhìn lên bầu trời đầy sao, chậm rãi nói: "Lần trước anh đoán sai rồi. Không phải ba em có người bên ngoài ... mà là mẹ."
La Cường nhướng mày nhìn anh, không lên tiếng, sợ mình lỡ lời nói không đúng, sẽ lại làm tổn thương da mặt non nớt của đứa trẻ này.
Thiệu Quân quay mặt đi, tránh cho La Cường nhìn thấy vẻ mặt xấu hổ của anh. Anh cũng là một người đàn ông hơn 20 tuổi, cũng có lòng tự trọng, có sĩ diện, nói với người ngoài mẹ ruột đi ngoại tình cũng cảm thấy xấu hổ ra mặt. Nhưng cũng có lẽ vì La Cường không còn bố mẹ, xuất thân từ tầng lớp thấp làm anh cảm thấy an tâm. La Cường dù thế nào đi nữa cũng sẽ không nổi bật và vượt trội hơn gia đình mình, điều đó khiến Thiệu Quân sinh ra một loại cảm giác tự cho mình là đồ vật hỏng, tự ném mình vào vũng bùn. Dù sao thì những năm lăn lộn ở Thanh Hà anh cũng đã cảm thấy như thế.
Thiệu Quân là đứa nhỏ được cưng chiều nhất trong gia đình. Người chiều chuộng anh nhất lúc đó chính là mẹ anh.
Những kỷ niệm đẹp nhất trong tuổi thơ anh vẫn được anh ấp ủ trong cuốn album ảnh trong phòng. Trong bức ảnh đen trắng nhỏ, cậu bé đội một chiếc mũ len, mặc một chiếc áo bông lớn, trên tay cầm một cái chong chóng, gương mặt vui thích. Mẹ anh nắm tay anh, dắt anh đi trên những bậc thang cao phủ đầy tuyết ở Thái Miếu.
Một gia đình như vậy, cũng không rõ là ai đã phá vỡ sự hòa thuận, hạnh phúc ban đầu.
Mẹ của Thiệu Quân tên là Cố Hiểu Ảnh, khi đó bà còn rất trẻ và xinh đẹp, từ nhỏ sống trong an nhàn sung sướng, là một mỹ nhân nổi tiếng trong đại viện quân khu. Bức ảnh chụp Cố Hiểu Ảnh mặc quân phục, đội mũ lưỡi trai quấn xà cạp chân tạo dáng rất oai vẫn được trưng bày trong Xưởng ảnh Bắc Kinh lâu đời. Họ là hình tượng thiếu nữ xinh đẹp và thời trang nhất thời đại đó.
Cố Hiểu Ảnh trước khi kết hôn có rất nhiều người theo đuổi, nhưng tiêu chí của bà rất cao, còn có cá tính mạnh mẽ. Lúc còn đang học, bà đã chung với các học sinh từ các trường cấp 2 Cảnh Sơn, Nguyệt Đàn và 121 gần đó, không đến lớp, cùng với cả thành phố đổ ra đường đi biểu tình. Trong những năm hừng hực khí thế rung chuyển ấy, bà gặp Thiệu Quốc Cương.
Thiệu Quốc Cương thực chất xuất thân từ tầng lớp lao động, gia đình ông là công nhân bình thường trong nhà máy dệt số 2 ở Bát Lý Trang, Bắc Kinh, không có lai lịch gì. Khi Cố Hiểu Ảnh và Thiệu Quốc Cương đến với nhau, gia đình đương nhiên không đồng ý, nhưng bà lại cứng đầu cương quyết, chướng mắt mấy công tử ăn chơi trắc táng trong "Chiến xa đội" ở đại viện quân khu, chỉ thích mỗi thanh niên nghèo Thiệu Quốc Cương.
Năm đó, các học sinh hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước, tạm nghỉ học, lên núi về nông thôn phát triển kinh tế mới. Thiệu Quốc Cương, một thanh niên 18 tuổi, đã đến vùng đông bắc để tham gia Quân đoàn Xây dựng. Đến bờ sông Tùng Hoa băng giá mặc áo khoác quân đội, thêm bốn lớp quần, đội mũ da to che tai, đứng trực ở đồn biên phòng ban đêm trong tuyết, khoét lỗ trên băng để câu cá hồi, hay kéo máy cày ở nông trường hoang vu ... đó là niềm nhiệt huyết hào hùng của thế hệ thanh niên những năm ấy.
BẠN ĐANG ĐỌC
TỘI PHẠM ( Hãn phỉ ) - Hương Tiểu Mạch
Fiction généraleTruyện được reup chưa có sự cho phép của tác giả Tác giả: Hương Tiểu Mạch. Chuyển ngữ: Andrew Pastel Thể loại: Hiện đại, cường cường, tình hữu độc chung, hắc bang tình cừu, yêu nghiệt du côn con ông cháu cha thụ x quỷ súc, phúc hắc, "cuồng em trai"...