Lập Quốc Định Quốc Thành Quốc khi được sinh ra thì gia đình đã vững vàng ở vị trí "phú hộ" của thôn rồi. So với các anh, ba cậu còn nhiều ra thêm tình thương của ông bà nội.
Có lẽ hai vợ chồng bác Trương đã nhìn ba cậu từ lúc còn trong bụng mẹ, nên tình cảm đối với ba đứa nhỏ rất là đặc biệt.
Nói vậy cũng không có nghĩ là hai bác không thương năm người anh lớn, ông nội bà nội đối với tám đứa cháu trai đều thích thật sự. Chỉ có điều, ngón tay thì cũng có dài có ngắn, và Lập Quốc Định Quốc Thành Quốc lại nghiễm nhiên trở thành ngón tay dài đó, chiếm đa số thời gian và tinh lực của hai người già.
Từ khi ba anh em vừa đủ một tháng tuổi thì hầu như một ngày có mười sáu giờ đồng hồ là ông bà nội chăm sóc. Vì có thể dễ dàng trông giữ bọn họ, hai vợ chồng bác Trương còn đồng ý đề nghị của Tô Mãn, nghỉ làm việc ngoài đồng, chỉ ở nhà ngậm kẹo đùa cháu mà thôi.
Cho đến khi ba đứa nhỏ đủ ba tuổi, quốc gia đã điều tra rõ vụ án oan khi xưa, thật nhiều ô tô lái vào Chu gia thôn, mong rước bác Trương về nhận chức.
Nhưng mà, bác Trương lại không còn nhiệt huyết tuổi trẻ nữa. Bác luyến tiếc cái sự ấm cúng của gia đình, cũng luyến tiếc mấy đứa nhỏ, nhất là ba đứa út.
Vì vậy, bác đã nộp đơn xin về hưu sớm, mặc cho thật nhiều quan tướng trong quân đội đến để khuyên lơn. Bác muốn ở nhà, hưởng thụ cái cảnh mà có con trai con dâu kề bên hiếu kính, cũng muốn nhìn mấy đứa nhỏ cao lớn nên người.
Người vợ già đã đi theo bác chịu khổ mấy chục năm, làm sao bác có thể tiếp tục để vợ chịu khổ?
Cho nên, mặc dù không muốn lắm nhưng phía trên cũng phê duyệt cho bác Trương về hưu sớm trước sự cương quyết của bác.
Đến khi ba đứa lên tám chín tuổi, Ái Quốc và Vệ Quốc cũng vừa thành niên, quốc gia cũng ban hành chính sách khôi phục các trường đại học.
Và cả nhà đều theo chân gia đình, dọn đến Thủ Đô.
Tô Mãn và Chu Bắc Sơn thông qua cục Quản lí nhà đất mà mua một toà sân lớn, phải nói là rất lớn.
Bên trong chia ra thật nhiều phòng, chính giữa có giếng nước, có sân chơi, có một mảnh đất nhỏ để trồng rau, thậm chí chuồng gà chuồng lợn và chỗ đậu ô tô đều có.
Đối với ba anh em thì ngoài trừ việc đã không còn gặp được các bạn học nhỏ thì cuộc sống nơi Thủ Đô cũng không khác mấy.
Ba đứa từ nhỏ đã thân thiết với ông bà nội nên việc cha mẹ bắt đầu đi sớm về trễ cũng không có cảm giác gì. Cả ngày ngoại trừ giờ học thì dưới sự bảo vệ của ông bà nội mà chọc gà đá chó đánh heo, không chuyện nghịch ngợm nào mà không làm.
Có lẽ ông trời thấy bọn họ quậy phá quá nên không nhìn được. Vào một ngày của mùa đông đầu tiên ở Thủ Đô, ba anh em thức tỉnh dị năng. Mà còn là lại dị năng nguy hiểm nhất - tinh thần hệ. Trực tiếp kế thừa từ cha của chúng.
Mới thức tỉnh nên việc thu phóng dị năng không được thuần thục, sợ ngộ thương tới những người khác trong gia đình, Tô Chu hai người quyết định xách gáy ba đứa nhỏ ném vào trường Đặc Dị.
Từ đây kiếp sống chơi bời lêu lổng một đi không quay trở lại.
Ba anh em bị cha mẹ huấn luyện đến khóc lên khóc xuống chừng một năm dị năng mới ổn định, có thể về nhà.
Ba đứa cháu nhỏ cùng ông bà nội ôm chầm nhau diễn một tuồng cải lương "cửu biệt gặp lại", cả nhà nhìn đều cảm thấy buồn cười.
Đến đây, gia đình họ Chu ngoài trừ hai người già thì tất cả đều thức tỉnh dị năng, trở thành trọng điểm bồi dưỡng dưỡng của quốc gia nói chung và Đặc Dị cục nói riêng.
BẠN ĐANG ĐỌC
[HOÀN] Trở Về 50: Nhật Ký Làm Ruộng Làm Giàu Của Vợ Chồng Đại Lão - Tiểu Yêu Nữ
Fiction généraleTác giả: Tiểu Yêu Nữ Đây là một bộ truyện làm ruộng dựa trên nhân vật hư cấu và bối cảnh lịch sử không có thật. Chu Bắc Sơn và Tô Mãn cùng tang thi vương đồng quy vu tận, mở mắt ra đã trở thành thập niên 50 một đôi vừa mất đi người thân vị hôn phu v...