Chiếc xe bán tải vừa đậu vào chỗ để xe cũng vừa lúc bà Lâm bưng mâm cơm ra nhìn thấy hai người bà không khỏi vui vẻ nói: "Về rồi đấy à! Nhanh vào rửa tay rồi ra ăn cơm."
Ba người ngồi vào bàn ăn ông Lâm cầm quyển sổ kẹp tiền đưa qua cho vợ, bà Lâm lớ ngớ nhận lấy mở ra thấy cọc tiền bên trong không khỏi bất ngờ hỏi: "Mặt trời mọc nhầm hướng hay gì thế mà ông lại đòi được nợ của bà ta mà còn nhiều thế này nữa."
Ông Lâm không trả lời đánh mắt về phía cô gái đối diện đang gấp miếng cải kho bỏ vào miệng nhai ngon lành.
Bà Lâm hiểu ý không nói gì vui vẻ cầm đũa lên gấp miếng thịt ba chỉ bỏ vào chén cô: "Nào! Nào! Quỳnh! Con phải ăn thịt nữa chứ, con gầy quá rồi đó."
Đến xế chiều Quỳnh đi đi lại lại quan sát chỗ đường xuống vườn rau thuỷ canh, từ trên xuống có một góc cua, nghiên cứu xong cô lại quay về chỗ xe bán tải lấy những đồ mình mua được lúc sáng đem đến chỗ tường đất có thể nhìn xuống được góc cua phía dưới của đường đất. Bà Lâm nhìn thấy cô gái loay hoay sau sân nhà không khỏi tò mò bước đến hỏi: "Con đang làm gì thế?"
Nghe thấy tiếng người hỏi cô có chút bất ngờ rất nhanh bắt tay vào việc của mình bình thản đáp: "Làm ròng rọc kéo rau lên sẽ đỡ tốn sức một đoạn đường."
Bà Lâm nghe xong không khỏi ngồi xuống bên cạnh nhìn cô gái đang chăm chỉ nghiên cứu hỏi: "Vậy số tiền lúc sáng đưa con dùng để mua những thứ này sao?"
Quỳnh bên cạnh vừa chăm chú nghiên cứu vừa bình thản đáp: "Đúng vậy."
Bà Lâm ngồi bên cạnh đánh một cái vào vai cô đau lòng nói: "Đứa trẻ ngốc, tiền đó đã bảo cho con thích mua gì thì mua sao lại không nghe lời gì cả."
"Tôi chẳng có gì muốn mua cả" cô quay sang nhìn bà Lâm nói rồi lại quay sang tiếp tục công việc.
Đến chiều về ông Lâm vừa trèo xuống xe nhìn thấy sân sau nhà có thứ gì đó khá lạ, ông đi đến nhìn thấy Quỳnh đang ngồi quay sợi dây thừng, bên trên có một chiếc ròng rọc dùng ba chân sắt lớn làm trụ kéo từ từ một soạt không đang nhô lên khỏi mặt đất, ông nghe thấy tiếng vợ mình vui vẻ hò reo: "Chúng ta thành công rồi! Con giỏi quá."
Ông Lâm không xa lạ với hình thức dùng ròng rọc làm vườn nhưng mỗi lần làm đều thất bại nên ông mới từ bỏ chuyển sang dùng sức khiêng thế mà con bé này mới đến mấy ngày đã thành công.
Bà Lâm từ dưới con đường đất đi lên nhìn thấy chồng mình hớn hỡ vẫy tay gọi: "Ông mau lại đây xem, con bé giỏi thật làm được cái kéo rau lên rồi này."
Quỳnh nghe thấy bà gọi cũng quay về phía ông Lâm nhìn một cái nụ cười trên môi vẫn còn đọng lại
Ông Lâm được gọi chắp tay ra sau hắng giọng đi đến xem, nhìn qua ông không khỏi nể phục con bé này nhưng miệng vẫn cứng bảo: "Cũng tạm được"
Bà Lâm đứng bên nghe chồng nói không khỏi càu nhàu: "Giỏi thì nói giỏi đi còn bịa đặt nói cũng được, chán ông quá."
Quỳnh bên cạnh cũng chỉ nở nụ cười nhạt nói: "Chúng ta cần đổ ít bê tông nữa vào ba chân này thì mới ổn được."
Ngày hôm sau bà Lâm bảo nhà hết đồ ăn cần xuống phố mua ít đồ đạc, thế là vừa sáng ra hai vợ chồng đã lên xe đi để lại Quỳnh ở nhà một mình, cô lấy xi măng ra trộn hoà với nước và cát tạo thành xi măng rồi chế vào ba chân trụ đợi nắng sẽ làm bề mặt chúng cứng lại, cô buồn chán ngồi dưới gốc cây đỏ rút điếu thuốc ra châm lên, cứ thơ thẩn đến trưa chiếc xe bán tải màu xanh quen thuộc cũng đã dần xuất hiện.
Chiếc xe đã tắt máy Quỳnh nhanh chóng dập điếu thuốc đi đến phụ giúp bà Lâm xách đồ vào nhà, hôm nay bà mua rất nhiều đồ ăn trong đó có rất nhiều hải sản tươi, cô xách đồ theo phía sau bà nghe bà vui vẻ kể chuyện xuống thành phố gặp thế này rồi thế kia, Quỳnh không ngắt lời chỉ im lặng lắng nghe bà nói thỉnh thoảng lại nở nụ cười.
Cơm nước xong xuôi bà Lâm cầm ra một chiếc hộp đưa đến trước mặt Quỳnh, cô gái ngạc nhiên ngước nhìn nhưng chỉ nhận lại ánh mắt mở ra xem của bà.
Bên trong là một chiếc điện thoại cảm ứng mới toanh, Quỳnh lại thêm ngạc nhiên nhìn bà Lâm, bà nhìn cô vui vẻ hỏi: "Thích không?"
Quỳnh đóng nắp hộp đẩy về phía bà cất giọng từ chối: "Tôi không thể nhận."
Bà Lâm nắm chiếc hộp dí lại vào tay cô: "Sao lại không nhận, con cũng cần phải có thứ để liên lạc chứ, lỡ mua rồi mà hai ông bà già này cũng đâu biết xài điện thọai xịn thế này đâu, phải không ông?"
Ông Lâm ngồi im lặng nãy giờ bị gọi tên cũng lên tiếng: "Nhận đi, bà ấy đã đi nát bốn năm tiệm điện thoại mới chọn được cái đó đấy."
Quỳnh thấy không thể từ chối chỉ đành nhận lấy nhưng cô không muốn nợ ai nên nói: "Đợi lãnh lương tôi sẽ trả lại."
Bà Lâm thấy cô chịu nhận lòng rất vui vẻ gật đầu đồng ý luôn.
Những ngày sau họ tiếp tục bận rộn với công việc nhà vườn, hết hái rau lại chuyển sang hái tiêu chở xuống giao cho các chủ tiệm, lần nào ông Lâm cũng chở Quỳnh theo công nợ cũng thuận lợi đòi về đủ, cô gái có thời gian rảnh cũng bắt đầu mày mò điện thoại, cô đã lâu không tiếp xúc công nghệ nên cũng còn nhiều bỡ ngỡ.
Thế giới mỗi năm đều một phát triển, thành phố Trung Vân cũng không ngừng đổi mình theo thời gian, đang rảnh rỗi nằm lướt trang facebook mới lập được hơn một tuần, Quỳnh nhìn thấy vài nhóm gợi ý buôn bán cô không khỏi bấm vào xem, bên đó như một siêu thị online bán đủ các mặt hàng nông thuỷ hải sản cô nhấn vào xem vài bình luận thấy người ta đặt mua khá đông, chủ yếu là giới trẻ thời nay không còn phải ra chợ chủ cần ngồi nhà lướt điện thoại đặt hàng là có ngay thứ mình muốn giao đến tận nơi.
Quỳnh dành thời gian rảnh mấy ngày sau đó nghiên cứu, nắm rõ mô hình này, trưa đến khi cả gia đình đang ăn cơm cô lên tiếng hỏi ý hai ông bà: "Dạo này cháu thấy mô hình kinh doanh qua mạng đang rất phát triển định hỏi ý kiến hai bác thế nào ạ?"
"Kinh doanh qua mạng là sao con?" Bà Lâm mù mờ hỏi lại.
"Là kiểu những người dân không cần ra chợ mua đồ nữa chỉ cần ngồi ở nhà mở trang web lên chọn thứ mình muốn mua để lại số điện thoại, địa chỉ người bán sẽ dựa vào đó giao hàng và thu tiền lại" đây là lần đầu Quỳnh nói nhiều như vậy.
Bà Lâm nghe có vẻ lờ mờ hiểu gật gật, ông Lâm nghe xong lại thắc mắc: "Nếu vậy ai sẽ là người giao hàng đến tay khách, chúng ta phải chạy xung quanh phố giao số rau ít ỏi đó sao rất tốn xăng, tôi thấy không được."
Quỳnh nghe xong mỉm cười giảng giải tiếp: "Câu hỏi rất hay, chúng ta có thể không cần phải giao đến từng nhà, trong thành phố đã có dịch vụ giao hàng rồi, chúng ta chỉ cần ở một chỗ liên lạc với họ, bên công ty đó sẽ cho nhân viên qua lấy hàng đi giao"
"Vậy ai sẽ là người trả tiền cho họ?" Ông Lâm theo sát vấn đề hỏi tiếp.
"Đương nhiên là khách hàng, nhân viên giao hàng đó thay khách hàng đi nhận hàng, họ phải trả phí thôi, chúng ta chỉ là nhà cung cấp, nhưng nếu chúng ta tự mình đi giao thì phần tiền giao hàng đó sẽ là của chúng ta luôn" Quỳnh giọng đều đều giảng giải
Ông bà Lâm nghe xong có chút xiu lòng nhưng vẫn chưa cho kết quả.
Quỳnh nhìn thấy được lo lắng của ông bà, cất giọng nói tiếp: "Chúng ta có thể thử, không mất vốn, hôm nay đăng bài lên nếu có ai đặt thì ngày mai chúng ta sẽ giao sớm cũng không mất mác gì lớn bên cạnh đó xe chở hàng xuống phố mỗi ngày đều giao rau cho chợ chở thêm chút rau cho khách lẻ cũng không tốn bao nhiêu xăng dầu."
"Vậy nghe con, chúng ta làm thử đi" bà Lâm nhìn cô ánh mắt tin tưởng quyết định.
Buổi chiều hôm đó cô xuống vườn rau thuỷ canh chụp lại khá nhiều hình ảnh, chọn vài ba hình cộng thêm giá cả đã tham khảo chỗ bà Lâm cô đăng lên mạng đợi quản trị viên phê duyệt.
Tối đến bài đăng đã được duyệt, cô vui mừng ngóng trang mãi, mười phút, hai mươi phút trôi qua, bốn lăm phút trôi qua, không một bình luận hỏi han, Quỳnh chán nản tắt điện thoại đi ngủ.
Sáng sớm hôm sau, cô mở điện thoại lên năm ba cuộc gọi nhỡ toàn là số lạ, đêm qua để chế độ im lặng đi ngủ chẳng hay, cô nhanh chóng mở trang facebook ra xem hơn chục thông báo, ấn vào từng cái xem thì thấy đơn đặt hàng khá đông, cô ngồi bật dậy cầm điện thoại chạy xuống bếp, bà Lâm đang loay hoay nấu ăn thấy cô gái đứng sau không khỏi giật mình hỏi: "Sao thế con?"
Quỳnh đi đến đưa điện thoại cho bà giọng mang theo vui vẻ nói: "Chúng ta có hơn mười đơn đặt hàng"
Bà Lâm nheo mắt nhìn nhưng chẳng thấy rõ nghe cô gái nói không khỏi vui mừng xoa đầu: "Thật sao? Con giỏi quá."
Sáng đó ông Lâm chở theo Quỳnh cùng xuống phố giao rau xong cho những cửa hàng, họ đậu xe vào một con đường vắng khách gần chợ Trung Vân, Quỳnh cầm điện thoại liên lạc với những người giao hàng trước đó, vài phút sau ba, bốn thanh niên đi xe gắn máy mặc đồng phục màu vàng có những đường kẻ màu vàng xen kẽ trên vạc áo nhìn không khác những chú ong cần mẫn đã có mặt nhận lấy rau móc vào xe đi giao cho khách.
Đến ban trưa chiếc xe bán tải cũng đã về đến nhà, bà Lâm đã chuẩn bị xong cơm nước đang ngóng hai người về. Hai người vừa bước xuống xe bà đã lên tiếng càu nhàu: "Sao nay về trễ thế vào rửa tay rồi ra ăn cơm nhanh nào."
Quỳnh đi qua đưa cho bà cuốn sổ ghi lại chi tiết rau và số tiền kẹp trong sổ qua cho bà rồi đi vào nhà, bà Lâm vạch cuốn sổ ra nhìn hàng chữ ngay ngắn thẳng tắp, nét chữ có phần khô cứng do lâu ngày không cầm bút không khỏi mỉm cười, kiểm xong sổ sách thì ông Lâm và Quỳnh cũng vừa hay ngồi vào bàn ăn, bà Lâm vui vẻ nói trước: "Hôm nay chúng ta nên tuyên dương Quỳnh, nhờ có con bé mà vườn rau chúng ta lại có thêm thu nhập, mong rằng tương lai sẽ thêm nhiều khách đặt mua" nói xong bà vỗ tay bành bạch đánh tiếng về phía chồng, ông Lâm không cam lòng nhưng cũng vỗ theo, Quỳnh không nhìn hai người tay cầm chén cơm tay còn lại với gấp miếng cà pháo ngâm trong tô mắm cái bỏ vào miệng nói một câu không mặn không nhạt: "Vô vị."
Ông Lâm nghe thấy cũng bỏ tay xuống bưng chén lên lầm bầm: "Nhiều chuyện chưa."
Bà Lâm bên cạnh nhìn hơi sượng bưng cơm lên cười gượng gạo nói:" Ăn cơm! Ăn cơm thôi" không ai nhìn thấy nụ cười hạnh phúc ẩn hiện nơi khoé môi của cô gái.
Những ngày sau đó cả ba người đều bận rộn trồng rau, hái tiêu, giao hàng đến các lái buôn, công việc bán hàng trên mạng cũng có tiến triển hơn, thu nhập ngày một tốt hơn, đến cuối tháng bà Lâm cùng chồng và Quỳnh đi xuống thành phố giao hàng, hàng hoá giao xong bà dẫn theo Quỳnh đi dạo tiệm quần áo gần đó.
Bà nhanh chóng chọn vài bộ đồ đưa Quỳnh bảo đi thử, cô không khỏi có chút ngạc nhiên hỏi: "Bác không phải vào đây mua quần áo cho mình sao?"
"Ta thấy mấy bộ đồ con mặc cũng đã cũ rồi nên mua mới thôi" bà Lâm tiếp tục lựa đồ vừa đi vừa đáp
"Tại sao lại tốt với cháu vậy?" Quỳnh đứng bất động thốt lên.
"Con bé ngốc này, đây là những điều con đáng được nhận thôi, nào nhanh vào thử đi" bà đi đến dịu dàng trả lời nói xong đẩy cô vào phòng thử còn mình ở bên ngoài lại tiếp tục lựa đồ.
Bộ đầu tiên bước ra là một chiếc đầm xuông màu hồng phấn với chiếc cổ được may bèo màu trắng kiểu thuỷ thủ có một chiếc nơ thắt lại phía trước, bà đi quanh cô gái ngắm một vòng nhìn rất ưng ý, Quỳnh nhìn mình trong gương đáp: "Không hợp lắm thì phải?"
"Không đâu rất đẹp mà như một công chúa vậy" bà Lâm hài lòng không thấy chỗ nào là không đẹp
"Nhưng công việc mặc nó không thích hợp lắm, vẫn nên thay ra" Quỳnh thấy mình cũng đâu cần thiết phải mua đầm này nói xong cô định vào thay ra
Bà Lâm bên cạnh nắm lấy tay cô ánh mắt luyến tiếc: "Sau này biết đâu sẽ có dịp mặc, mua nó về để phòng ngừa cũng được mà."
Quỳnh thấy ánh mắt của bà có chú mềm lòng nhưng vẫn kiên quyết thay ra trả, tính tiền xong cả ba lại lên xe trở về nhà.
Tối đến bà Lâm đưa tiền lương tháng cho Quỳnh, cô nhận lấy đếm đi đếm lại, không khỏi nhìn bà Lâm với ánh mắt nghi hoặc.
Bà lại không lấy gì là làm lạ đưa tay vuốt đầu cô nói: "Đúng đó không sai đâu nhờ con mà chúng ta không những lấy được tiền nợ mà còn có thêm khách hàng khác nữa. Ôi! Không phát hiện ra tóc con dài hơn rồi này."
Quỳnh nhếch miệng cười nhạt đáp lại: "Con định mai sẽ cắt ngắn lại."
"Đừng mà tóc dài sẽ đẹp hơn, mà thôi dài hơn một xíu đến tầm cổ cũng rất đẹp, đừng cắt ngắn nữa nghen con" bà Lâm ngồi bên cạnh tiếc nuối, vuốt vuốt đầu cô giọng nài nỉ.
"Tới đây được không ạ?"
Quỳnh suy nghĩ một lúc đưa tay lên vạch ra một mức thoả thuận cùng bà.
"Được! Được chứ" bà Quỳnh nghe thấy cô chịu thoả hiệp không khỏi phấn khỏi gật đầu.
YOU ARE READING
Những đứa con nhà họ Lâm trên vùng Cao nguyên Sơn Vân
Historia Corta"Một gia đình hoàn hảo không nhất thiết phải chung dòng máu với tôi gia đình là nơi bạn được sưởi ấm, là chốn quay về, là bình yên trong lòng và nụ cười hạnh phúc trên môi. Lâm Quỳnh- nữ tù nhân mãn hạn tìm kiếm chốn dừng chân và định mệnh đã đưa cô...