Mùa Xuân Nho Nhỏ ( Bài làm )

919 9 0
                                    

         Thanh Hải quê ở Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Ông thường viết về thiên nhiên, đời sống con người và đặt biệt là về mùa xuân. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này qua bài “MSNN” của ông được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặt biệt, khi ông nằm trên giường bệnh chẳng bao lâu thì ông mất, có lẽ đây là mùa xuân cuối cùng của ông. Bài thơ đã thể hiện cái cảm xúc thiết tha và ước muốn được cống hiến đời mình cho đất nước.
        Mở đầu bài thơ tác giả đã tả vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế một cách sinh động:
          “Mộc giữa dòng sông xanh
            Một bông hoa tím biết
            Ơi con chim chuyền chuyện
            Hót chi mà vang trời
            Từng giọt long lanh rơi
            Tôi đưa tay tôi hứng”
       Dù tác giả không nói cho ta biết đó là cảnh xứ Huế nhưng nhà thơ đã sử dụng không gian “dòng sông xanh” và hình ảnh “bông hoa tím” đã làm cho người đọc cảm nhận được đây là xứ Huế mộng mơ. Đối vơi hình ảnh những giọt long lanh đó chính là những giọt mưa xuân được nhà thơ cảm nhận từ thính giác sang xúc giác để thê hiện cái cảm xúc ngây ngất:
          “Từng giọt long lanh rơi
            Tôi đưa tay tôi hứng”
      Bức tranh mùa xuân trong trẻo, vui tươi đày sức sông là thế còn đối với mùa xuân của con người thì càng nhộn nhịp hơn.
          “Mùa xuân người cầm súng
            Lộc giắt đầy trên lưng
            Mùa xuân người ra đồng
            Lộc trải dài nương mạ
            Tất cả như hối hả
            Tất cả như xôn xao”
    Mùa xuân của con người được tác giả thể hiệnqua hai lực lượng chính đó là người cầm súng và người ra đồng. “Mùa xuân người cầm súng” mùa xuân của họ nằm trên lưng và theo họ ra chiến trường “lộc” là hình ảnh những cành cây nguỵ trang trên lưng chiến sĩ còn đối với người ra đồng thì đó là những cây mạ tràn đầy sức sống. Tác giả đã khéo léo khi sử dụng từ láy “hối hả và xôn xao” để diễn tả không khí khẩn trương, rộn ràng, háo hức của con người khi vào xuân
    Hai lực lượng xây dựng và bảo vệ đất nước đã góp phần làm nên cái truyền thông lịch sử lâu đời:
          “Đất nước bốn ngàn năm
            Vất vả và gian lao
            Đất nước như vì sao
            Cứ đi lên phía trước”
     Tác giả đã ẩn dụ hình ảnh đất nước vất vả và gian lao trong suốt 4000 năm, một khoảng thời gian dài đấu tranh giữ nước. Biện pháp nhân hoá và so sánh ở khổ thơ này đất nước toả sáng như vì sao và luôn phát triển đi lên luôn hướng về phía trước chính là nhờ công đóng góp của biết bao con người xây dựng đất nước như ngày hôm nay. Vì thế mà nhà thơ không thể quên được tâm niệm về mùa xuân và khát vọng cống hiến đời mình:
          “Ta làm con chim hót
            Ta làm một cành hoa
            Ta nhập vào lời ca
            Một nốt trầm xao xuyến”
  Với điệp ngữ “ta làm” để nhấn mạnh ước nguyện kết hợp với phép liệt kê hình ảnh “con chim, cành hoa, nôt trầm” mong muốn của ông là làm đẹp cho đời và tô điểm cho cuộc sống. Đó thực sự là một ước nguyện chân thành tha thiết, khao khát dâng hiếng cuộc đời mình để làm đẹp cho mùa xuân của quê hương, đất nước.
          “Một mùa xuân nho nhỏ
            Lặng lẽ dâng cho đời
            Dù là tuổi đôi mươi
            Dù là khi tóc bạc”
  Hình ảnh ẩn dụ “một mùa xuân nho nhỏ ” như muốn ví cuộc đời mình trờ thành một mùa xuân nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của quê hương, đất nước. Thanh Hải còn muốn dâng hiếng cuộc đời mình một cách lặng lẽ không ai biết ai hay dù ở độ tuổi nào “ tuổi 20, khi tóc bạc”. Chính cái cảm xúc dạ dào tha thiết ấy nhà thơ đã thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước qua những câu hò xứ Huế ngọt ngào, sâu lắng:
          “Mùa xuân – ta xin hát
            Câu Nam ai, Nam bình
            Nước non ngàn dặm mình
            Nước non ngàn dặm tình
            Nhịp phách tiền đất Huế."
  Nhà thơ đã cắt lời ca ngợi quê hương, đất nước bằng những làn điệu dân ca “Nam ai, Nam bình” kết hợp với “nhịp phách tiền” là loại nhạc cụ dân tộc. Từ chi tiết này nhà thơ nói lên lòng yêu mến đối với di sản văn hoá phi vật thể của quê hương mình. Ở ba câu thơ cuối với điệp từ “ Nước non” ông như muốn khẳng định tình yêu đối với quê hương lãnh thổ, nơi mà ông đã giành cả cuộc đời để cống hiến, yêu thương giữ gìn. Đúng là một trái tim chân thành, tình yêu mãnh liệt đáng trân trọng.
   Nhìn cung bài thơ “MXNN” của Thanh Hải đã sử dụng thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca xứ Huế. Bài thơ còn thể hiện được nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ giàu tính sáng tạo. Tác giả còn cho ta thấy được niềm khát vọng muốn cống hiến cho đất nước và sự rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế. Điều đáng trân trọng hơn đó là ước nguyện được cống hiến cho đất nước, cuộc sống dù ở những giấy phút cuối cùng của cuộc đời mình. Đây chính là một tấm gương vè sự cống hiến quên mình vì đất nước của một hồn thơ đáng trân trọng. Chính vì thế bài thơ gây được nhìu cảm xúc, xúc động cho bao người. Nó còn trở thành ca khúc khá hay và ý nghĩa về mùa xuân.

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ