Viếng Lăng Bác ( Dàn ý )

327 3 1
                                    

Dàn ý phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác 

I.Mở bài
a) Tác giả :
  -Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn ,quê ở An Giang.
  -Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Việt Nam cách mạng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
  -Thơ ông thường nhỏ nhẹ, hồn hậu, giản dị, giàu tình cảm.
b) Tác phẩm
   -Hoàn cảnh sáng tác 4/1976 , khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất lăng Bác Hồ được khánh thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác ông đã viết bài thơ này.
    In trong tập như mây mùa xuân.
II.Thân bài
1 Cảm xúc của tác giả lúc ở ngoài  lăng Bác
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."
-Đại  từ xưng hô '’ Con - Bác'’:Chỉ mối quan hệ gần gũi, nó nói quen thuộc của người miền Nam
  =>Thể hiện sự tôn kính, yêu thương ruột thịt
-Động từ  ‘’thăm'':
  + Giảm nhẹ nỗi đau (nói giảm nói tránh)
  + Gặp gỡ trò chuyện với người đang sống
=>Bác như vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi người con Việt Nam -Hình ảnh hàng tre:
  + Hình ảnh hàng tre thân thuộc quanh lăng Bác 
  + Hình ảnh hàng tre kết hợp với thành ngữ “ Bảo táp mưa sa” liên tưởng đến sự sống bền bỉ  , buất khuất, kiên cường của  người dân Việt Nam( ẩn dụ)
=>Thành ngữ “bão táp mưa sa” :mang tính chất ẩn dụ sự khó khăn gian khổ. -> Cảm xúc tự hào của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
2. Cảm xúc cảnh dòng người xếp hàng vào viếng lăng Bác 
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."
-Điệp ngữ ''ngày ngày": sự tuần hoàn của thời gian
-Dùng nghệ thuật sóng đôi giữa mặt trời thật và mặt trời ẩn dụ
  +Mặt trời (1): mặt trời của nhân loại , trời của thiên nhiên
  + Mặt trời (2): ẩn dụ chỉ bác Hồ →sự vĩ đại của bác, lòng tôn kính của nhân dân đối với bác.
-Hình  ảnh'' dòng người đi trong thương nhớ '':Tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ bác.
  +Ẩn dụ “ kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân’’  => Tuổi thọ của Bác, 
->Tình cảm thành kính của nhân dân Việt Nam đối với công lao to lớn của Bác .
3. Cảm xúc của nhà thơ cùng dòng người khi thăm viếng Bác 
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim!"
-“ Nằm '' kết hợp sử dụng “ Giấc ngủ bình yên” tác giả sử dụng nói giảm nói tránh.
=>Tâm hồn cao đẹp, trong sáng, dịu hiền của Bác.
-Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền:
  +Tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp sáng trong của Bác.
  +Gửi những vần thơ tràn đầy trăng của Bác.
=>Khẳng định tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ.
-"vẫn biết" tương phản với "mà sao"
=> Lí trí thắng lại cảm xúc của tác giả,nhận ra rằng Bác không còn nữa. -Hình ảnh trời xanh:Sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh vẫn còn mãi trên  đầu, như rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước.
-Cụm  từ “ nghe nhói ở trong tim” : từ ngữ biểu cảm trực tiếp ,nỗi đau quặn thắt ,uất nghẹn của tác giả.
=>Nỗi đau quặn thắt ,uất nghẹn dù người vẫn sống mãi trong lòng của mỗi người công dân Việt Nam, nhưng vẫn không thể nào xóa đi được nỗi đau xót vô cùng của nhân dân .
-> Nỗi niềm thương nhớ ,yêu kính Bác thiết tha
4. Ước nguyện và tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
-Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động: “mai về miền nam thương trào nước mắt”.
- Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô cùng bị kìm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ.
- Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy nhà thơ như muốn được hóa thân mãi bên Người.
- Điệp ngữ “ muốn làm '’ Được nhắc tới 3 lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa , cây tre ( liệt kê) như nói lên lời ước nguyện tha thiết của nhà thơ là muốn Bác vui lòng, muốn đền đáp công ơn biển trời của Người, muốn noi theo gương Bác
-Nhịp thơ:nhanh,chân thành,mãnh liệt.
=>Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành , giản dị  bé nhỏ , tâm trạng lưu luyến  khi rời xa Bác của tác giả 
III.Kết bài
Qua giọng điệu trang trọng thành kính, hình ảnh ẩn dụ gợi cảm,ngôn ngữ bình dị giàu cảm xúc,Viếng Lăng Bác đã trở thành bài thơ hay và gây ấn tượng trong lòng người đọc bởi nhưng câu thơ chứa đựng nhiều cảm xúc. Nỗi nhớ thương,tình cảm chân thành  của tác giả cũng như của nhân dân Việt Nam với Người ,xúc động với sự cao cả , vĩ đại suốt đời chỉ dành để cống hiến cho đất nước.

  

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ