Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê Thanh Hóa .Ông là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ văn của ông gần gũi với cuộc sống, mang hương vị thân thương, giản dị và đằm thắm.Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ "Ánh Trăng" được sáng tác vào năm 1978, trích trong tập thơ cũng tên .Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, mượn hình ảnh vầng trăng để nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Từ lâu, trăng đã là một phần gắn bó không thể thiếu của con người. Trăng và người, người và trăng đã trở thành đôi bạn tri kỉ, thân thiết mãi không chia lìa. Những hồi tưởng về cuộc sống quá khứ về những kỷ niệm đẹp được thể hiện qua khổ thơ đầu.
''Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ''
Tiếng thơ cất lên gắn với giọng thủ thỉ, tâm tình "hồi nhỏ", đưa người đọc trở về quá khứ đầy ắp kỉ niệm. Mọi người khi sinh ra và lớn lên đều có những thứ mình quan tâm và gắn bó. Đồng, sông và bể đều cất giữ, chất chứa bao hồi ức đẹp đẽ của thời ấu thơ mà ta khó có thể quên được. Với cách liệt kê "đồng, sông, bể" và điệp từ "với" đã phần nào diễn tả được cái hạnh phúc trong tuổi thơ của tác giả. Sau này khi lớn lên, vầng trăng đã theo tác giả vào chiến trường "hồi chiến tranh ở rừng". Điệp từ "hồi" là sự khẳng định ranh giới giữa ấu thơ và trưởng thành, một cột mốc quan trọng trong đời người. Nguyễn Duy đã khéo léo khi nhân hoá hình ảnh trăng trở thành một người bạn tri kỉ. Thật vậy, ánh trăng đã gắn bó với tác giả từ lúc còn thơ bé cho đến khi lớn, luôn sát cánh bên người lính vượt cùng bầu bạn những lúc hành quân , vầng trăng đều bên cạnh soi rọi ánh sáng giúp họ hoàn thành nhiệm vụ. Trăng thật sự đã trở thành "tri kỷ" của người lính trong những năm tháng chống lại kẻ thù nước nhà.
Mở ra khổ thơ thứ hai, là lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất cùng vầng trăngngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
"Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"
Phép liên tưởng đầy nghệ thuật "trần trụi với thiên nhiên" và cách so sánh độc đáo "hồn nhiên như cây cỏ" đã để lại ấn tượng về vầng trăng trong quá khứ. Hơn hết, càng cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, trong sáng, rất đỗi vô tư của vầng trăng cũng tượng trưng cho nét đẹp tính cách và tâm hồn của người lính. Từ "ngỡ" ở đầu câu là tình thái từ thể hiện một điều chưa chắc chắn, như báo trước một sự đổi thay, bất thường. Nghệ thuật nhân hóa "cái vầng trăng tình nghĩa" khẳng định dù cho mai sau, mọi thứ có đổi thay, những tình cảm tự nhiên, chất phác, thì sẽ mãi bền vững theo dòng thời gian. Hình ảnh người và trăng chung sống với nhau chân thành, chan hoà, không chút dối trá.