DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ NÓI VỚI CON
I. MỞ BÀI
- Tác giả Y Phương: sinh năm 1948, ông là người dân tộc Tày. Phong cách thơ của ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, trong sáng, chân thật cùng với lối tư duy giàu hình ảnh mang đậm bản sắc vùng cao.
- Bài thơ ra đời năm 1980 thời điểm đất nước thoát khỏi chiến tranh chống Mỹ được 5 năm, những năm đầu đất nước mới thống nhất gặp vô vàng khó khăn và thiếu thốn.
- Bài thơ là lời tâm sự với đứa con gái đầu lòng nhưng cũng chính là lời tâm sự với chính nhà thơ.
II.THÂN BÀI
1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
a. Cội nguồn gia đình:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
- Con lớn lên trong những tháng ngày chờ trông, mong đợi của cha mẹ.
- “Chân phải- chân trái”: sử dụng phép liệt kê.
-Điệp từ “bước”:Những bước đi chập chững của em bé tạo âm điệu vui tươi, tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc, mỗi nhịp bước của con đều có cha mẹ dang rộng vòng tay che chở.
- “Tiếng nói, tiếng cười”: sử dụng biện pháp liệt kê, làm toát lên hình ảnh của một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Qua đó cho ta thấy tình yêu thương con của cha mẹ là vô bờ bến, chăm chút, dõi theo con từ những bước đi đầu đời.
⇾ Thấy được mỗi con người đều lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.
⇒ Đó là tình cảm thiêng liêng mà con luôn phải khắc cốt ghi tâm.
b. Cội nguồn quê hương:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
-"Người đồng mình yêu lắm con ơi": tình yêu, niềm tự hào đối với người cùng quê hương cùng dân tộc.
- Đan lờ (dụng cụ đánh bắt cá), đan lờ cài nan hoa (công việc đã tạo nên vẻ đẹp của con người lao động), vách nhà ken câu hát (cuộc sống hòa với niềm vui).Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua nhiều hình ảnh đẹp đẽ.
- Sử dụng các động từ: đan, ken, cài vừa diễn tả những động tác cụ thể, khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống gắn bó với niềm vui.
- “Rừng cho hoa”: tả thực vẻ đẹp của những rừng hoa mà thiên nhiên nhiên, quê hương ban tặng.
- “Con đường cho những tấm lòng”: sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Con đường đâu chỉ dẫn lối mà còn cho những tấm lòng cao cả tấm lòng cao cả, thủy chung.
⇾Thiên nhiên nghĩa tình, thơ mộng.
- Sử dụng điệp từ “cho”: ta thấy được sự hào phóng của thiên nhiên và cả về lòng người.
⇾ Cha mẹ và quê hương là cội nguồn nuôi dưỡng con cái nên người.
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”
- Người cha nhắc tới ngày cưới-“ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”đó là điểm tựa của hạnh phúc.
=> Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình.
2. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha
a. Những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
- “Người đồng mình”- những người sống chung trên một miền quê, cùng một dân tộc. “thương lắm”- sự gắn bó yêu thương, đùm bọc.
- Người đồng mình có chí khí mạnh mẽ:
+ Tính từ “cao-xa”: Nỗi buồn được cụ thể hóa bằng chiều cao, chí được đo bằng độ xa.Dù nỗi buồn của họ có nhiều nhưng tầm nhìn xa rộng, luôn có ý chí vươn lên.
⇒ Cuộc sống có vẫn nhiều khó khăn thử thách, nhiều buồn lo cực nhọc nhưng tâm càng sáng chí càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng.
b. Lời cha mẹ dạy con về những đức tính cần có trong cuộc sống:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối”
- Người đồng mình thủy chung tình nghĩa:
+Điệp từ “sống”: khẳng định tâm thế bản lĩnh kiên cường, bất chấp khó khăn gian khổ.
- Hình ảnh ẩn dụ:”đá gập ghềnh” và “thung nghèo khó”: không gian sống hiểm trở khó làm ăn, canh tác.
⇾ Mặc dù cuộc sống quê hương khó khăn vất vả nhưng họ “không chê”, họ vẫn thủy chung với quê hương, gắn bó với quê hương để tạo dựng cuộc sống.
=> Người cha mong muốn con hãy biết yêu thương gắn bó, trân trọng quê hương mình.
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
- Lối sống phóng khoáng đầy nghị lực:
+ So sánh “như sông như suối”: sức sống mãnh liệt, đầy ắp nghĩa tình, dù cho đi đến đâu cũng phải sống cho trong sạch, phóng khoáng.
⇾Người cha mong muốn con có một tâm hồn trong sáng, phóng khoáng, mạnh mẽ như thiên nhiên.
+ “Lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ, nghệ thuật đối lập những người đồng mình vẫn không lo cực nhọc, vẫn đầy sự yêu mến tự hào về quê hương.
⇾ Giáo dục con không ngại khó khăn sống với ý chí vươn cao kiên cường của người đồng mình.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
- Người đồng mình giàu lòng tự trọng:
+ “Người đồng mình thô sơ da thịt”- họ có thể thô ráp, nói không hay, làm không khéo, làn da mái tóc dãi dầu mưa nắng nhưng phẩm chất bên trong không hề nhỏ bé, tầm thường.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
- Người đồng mình khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp:
+ Người đồng mình tự lực tự cường, tự xây dựng quê hương bằng bàn tay khối óc.
+ Họ xây dựng quê hương, đưa quê hương có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu.
⇒ Người cha gợi cho con niềm tự hào và khát vọng xây dựng quê hương, kế tục truyền thống đáng tự hào của dân tộc.
c. Lời dặn dò con về bản lĩnh làm người khi ra cuộc đời:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
- Hình ảnh “thô sơ da thịt” lặp lại mộc mạc, chân chất, cao đẹp.
- Cha nhắc con “lên đường” là khi con trưởng thành, dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước.
- “Không bao giờ nhỏ bé được”: phải kiên cường, có bản lĩnh để đương đầu với khó khăn cực nhọc.
⇾Khẳng định vị thế trong xã hội.
- 2 tiếng “nghe con”: thiết tha, ân cần, xúc động ẩn chứa những mong ước của người cha.
⇾ Giáo dục con về truyền thống quê hương, cho con bài học quý giá để con bước trên đường đời.
⇒ Đó còn là lời của cha anh đi trước nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải vững tin vào cuộc đời để xây dựng quê hương giàu đẹp.
III. KẾT BÀI
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, nhịp điệu vui tươi, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
- Cha là người đưa con về với cội nguồn sinh dưỡng nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời.
- Và cũng qua đó,Y Phương đã cho ta thấy được tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống._________________________
Chính bài này đã làm mình bể tủ trong phòng thi phải lấy phao của bạn chép🤗