Cảm nhận về nhân vật ông Hai
I. MỞ BÀI:
- Kim Lân quê ở tỉnh Bắc Ninh
- Ông là một trong những nhà văn viết về nông thôn và người nông dân.
- Làng được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.
- Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.
- Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.
II. THÂN BÀI:
a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:
- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư.
- Ở nơi tản cư:
+ Ông Hai là một người luôn quan tâm tình hình chính sự.
+ Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông "một cách say mê và náo nức lạ thường", khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.
-> Ông yêu làng, kháng chiến, nước tha thiết, mãnh liệt
⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.
b) Khi nghe tin làng theo giặc:
- Khi nghe được tin: ông sững sờ, cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thể thở được, lảng tránh khỏi đám đông.
- Khi về đến nhà: nhìn con ông tủi thân, nước mắt tràn ra, ông nằm vật ra giường, câm giận nắm lấy hai tay mà rít lên...,giống Việt gian nhục nhã thế này.
- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:
+ Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
+ Ông xấu hổ, sợ hãi không dám đi đâu, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
-> Bàng hoàng, sững sờ, bất ngờ, lo lắng, đau đớn và ám ảnh khôn nguôi khiến ông đau đớn tột cùng.
+ Có lúc ông muốn về làng vì bị mụ chủ nhà nói những lời như khứa và da thịt, bị người ta hắt hủi, coi khinh và có lệnh đuổi những người làng Chợ Dầu. Nhưng ông suy nghĩ: "Làng thì yêu thật,nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"
-> Một quyết định đau đớn, tuyệt vọng. Là chuyển biến mới mẻ trong nhận thức của người nông dân.
+ "Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ, khẽ hỏi" chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.
-> Nhận thức đúng đắn của người nông dân : sẵn sàng hi sinh, ủng hộ kháng chiến.
⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.
c) Khi tin làng chợ Dầu được cải chính:
Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:
+ Thái độ vui vẻ, hớn hở. Nét mặt vui tươi rạng rỡ hẵn lên.
+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con
+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
+ Ông kể lại cho bác Thứ nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu, rành rọt, tỉ mỉ, với niềm tự hào.
-> Tình yêu làng hòa chung với tình yêu cách mạng, tính yêu nước
⇒ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến
III.KẾT BÀI:
- Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực. Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại và độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.
- Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.
- Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến chống Pháp: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý
- Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.