Làng - Ông Hai ( Bài làm )

443 6 0
                                    

   Kim Lân quê ở tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác được đăng báo trước cách mạng tháng tám. Ông vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống của nông thôn vì vậy hầu như Kim Lân chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Trong đó phải kể đến truyện ngắn “Làng” được tác viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí “Văn nghệ” năm 1948. Truyện đã cho ta thấy những phẩm chất cao đẹp, tình yêu đất nước, yêu cách mạng sâu sắc của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai.
   Truyện kể về gia đình ông Hai, vì kháng chiến nên gia đình của ông phải rời làng Chợ Dầu đi đến nơi tản cư. Khi ở nơi tản cư ông lúc nào cũng nhớ về những kỉ niệm khi còn ở làng, ông lúc nào cũng đi khoe làng của mình với hàng xóm một cách say mê và rất tự hào, hàng ngày ông luôn đến phòng thông tin nghe lỏm về thông tin về làng Chợ Dầu và tình hình chính sự. Ông yêu làng, yêu kháng chiến, yêu nước rất tha thiết và mãnh liệt.
   Giống như thường ngày hôm nay ông lại đến phòng thông tin nghe lỏm tin tức, rất may là hôm nay ông gặp được anh dân quân đọc rất to vì thế ông nghe được rất nhiều tin hay, say khi nghe xong ông rời khỏi phòng thông tin và ghé vào quán ven đường vì ở đây có những người tản cư vừa mới dưới xuôi lên, ông ngồi xuống uống một tách trà ngồi nghe những người tản cư nói chuyện, nhưng khi ông nghe bọn họ bàn tán làng Chợ Dầu theo Tây ông rất bất ngờ không tin đó là sự thật nên ông liền hỏi “Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại…” nghe ông hỏi liền có người trả lời “Thì chúng tôi vừa ở dưới lên ấy mà” khi nghe họ khẳng định như vậy ông sững sờ , cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thể thở được, ông tìm cách lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Khi về đến nhà ông nhìn con rất tủi thân, nước mắt tràn ra, ông nằm vật ra giường, câm giận nắm lấy hai tay mà rít lên “giống Việt gian nhục nhã thế này”.
Những ngày sau đó ông chẳng dám đi đâu, hể nghe nhắt đến từ Tây, Việt gian ông lại nghĩ người ta nhắt đến làng ông. Bàng hoàng, sững sờ, bất ngờ, lo lắng, đau đớn và ám ảnh khôn nguôi khiến ông đau đớn tột cùng. Khi mụ chủ nhà nghe tin cố ý muốn đuổi ông đi nên đã dùng những lời như khứa và da thịt, bị người ta hắt hủi, coi khinh và có lệnh đuổi những người làng Chợ Dầu, ông rơi vào tình thế bế tắt và có ý định quay trở về làng nhưng ông thầm nghĩ “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù” một quyết định đau đớn,tuyệt vộng của ông. Một lúc sau ông ôm thằng con út lên võng vổ nhẹ vào lưng 'và hỏi “con là con ai, nhà con ở đâu, con ủng hộ ai” khi nghe ông hỏi vậy thằng bé liền trả lời “con là con của thầy, nhà con ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ” khi nghe con mình nói vậy ông Hai thấy con mình có nhận thức đúng đắn của người nông dân sẳn sàng hi sinh, ủng hộ kháng chiến. Vài ngày sau khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính thái độ của ông bỗng vui vẻ, hớn hở, nét mặt vui tươi rạng rỏ hẳn ra, ông phấn khởi đem qua về cho con và tới từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ “nhà ông bị đốt, làng ông bị phá, làng ông không theo giặc”, ông lại qua nhà bác Thứ kể cho bác nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu, rành rọt, tỉ mỉ, với niềm tự hào. Tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước, yêu kháng chiến của ông
   Nhìn chung tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ nhân vật sâu sắc qua nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm. Ngoài ra truyện ngắn đã khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện 1 cách chân thực, sâu sắc và cảm động. Truyện ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tiêu biểu là nhân vật ông Hai.



Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ