Phân tích bài thơ sang thu của tác giả Hữu Thỉnh
I. Mở bài
-Nguyễn Hữa Thỉnh , sinh năm 1972 ,quê ở Tam Dương , tỉnh Vĩnh Phúc .
- Thuộc thế hệ nhà thơ chống Mĩ.
- Phong cách thơ của ông : Tha thiết ,nhẹ nhàng , sâu lắng , giàu cảm xúc .
- Bài thơ được sáng tác 1977 , Sau khi đất nước hòa bình thống nhất , Hà Nội đang bước sang thu.
-Xuất xứ : In trong tập " Từ chiến hào đến thành phố".
- Nghị luận Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ vào phút giây giao mùa.
II. Thân bài
1. Phân tích sự biến đổi của đất trời lúc sang thu
-Bức tranh thiên nhiên mùa thu được Hữu Thỉnh phác họa một cách sinh động và giàu sức biểu cảm bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se "
+ "Hương ổi ": đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
+ Từ ngữ sáng tạo “Bỗng” thể hiện thái độ chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên của tác giả khi ngửi thấy hương ổi .
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu .
+ "Gió se” là một loại gió chỉ có trong mùa thu, se se lạnh, được tác giả cảm nhận bằng xúc giác và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu.
"Sương chùng chình qua ngõ"
+ Hình ảnh sương được nhân hóa qua từ láy" chùng chình" :có tác dụng gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu.
"Hình như thu đã về "
+ " Hình như" là từ tình thái thể hiện sự cảm nhận thấp,còn một chút chưa thật rõ ràng trong cảm nhận,sự cảm nhận nhẹ nhàng thoáng qua.
=> Sự biến đổi của đất trời sang thu nhẹ nhàng và chậm chạp .
2. Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"
- Dòng sông được nhân hóa qua từ láy “dềnh dàng”, tức là chậm chạp, thong thả. Dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước những cơn mưa lũ của mùa hạ nữa mà thay vào đó, nó trở nên lắng lại từ từ nhẹ nhàng lững lờ trôi .
- "Chim vội vã" : từ láy nhân hóa là trạng thái của cánh chim đang mải miết bay đi tránh rét khi chúng bắt đầu cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời đầu thu tương phản với sự êm đềm, nhẹ nhàng của dòng sông .
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
- "đám mây mùa hạ" "vắt nửa mình"- nhân hóa : Cầu nối giữa sự giao mùa nữa nghiên về mùa hạ nữa ngã về mùa thu .
→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời .
3. Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả
" Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa "
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần”,"từ chỉ mức độ sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn .
- Nắng đang nhạt vai dần ,mưa cũng ít đi.
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi .
+ Nghệ thuật nhân hóa: “ bớt bất ngờ”- trạng thái của con người .
+ Ẩn dụ " Sấm cũng bớt bất ngờ" "hàng cây đứng tuổi ":
• Ý nghĩa tả thực :Tiếng sấm gắn với những cơn giông mùa hạ đã bớt đi ,hàng cây không còn bị giật mình bất ngờ trước tiếng sấm .
• Ý nghĩa ẩn dụ : Con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
=> Thiên nhiên lúc chuyển mùa thật nhẹ nhàng đẹp và nên thơ
III. Kết bài
- Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.
- Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên kinh nghiệm từng trãi của nhà thơ về cuộc đời, con người .
- Từ cuối hạ sang đầu thu,đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến này được nhà thơ gợi lên bằng cảm nhận tinh tế,qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.