CẢM NHẬN BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, ông là người con của Hà Tây. Ông viết thơ vào đầu những năm 60 và thuộc thế hệ thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.Trong kí ức tuổi thơ của tác giả chính là hình ảnh người bà và bếp lửa thân quen.Nó theo tác giả đến lúc trưởng thành ,để thể hiện nỗi nhớ của mình, ông đã viết bài thơ “Bếp lửa” vào năm 1963, được in trong tập “Hương cây-Bếp lửa” , lúc đó ông đang là sinh viên ngành luật ở Liên Xô.
Ngay từ đầu bài thơ chúng ta có thể thấy được tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa.Ở nơi đất khách quê người bắt gặp được hình ảnh bếp lửa tác giả chợt nhớ về bà của mình:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Hình ảnh ‘’ một bếp lửa chờn vờn sương sớm” gợi lên những kỉ niệm thân quen. Điệp ngữ kết hợp với từ láy ở câu thơ khẳng định được nhen nhóm lên từ mỗi sáng sớm tuy chưa cháy đượm nhưng với bàn tay ‘’ ấp iu”” tần tảo của bà nó được cháy lên.Bếp lửa được thắp sáng lên nó hắc ánh sáng lên mọi vật và nó cũng thắp sáng tâm hồn đứa cháu. Từ đó hình ảnh của người bà được hiện lên trong tâm trí của tác giả.Trong cái khoảnh khắc ấy tình cảm bà cháu thiêng liêng đầy ấp những kỉ niệm mà suốt đời này cháu không thể quên được với cuộc đời vất vả “biết mấy nắng mưa” của người bà yêu kính.
Qua khổ thơ tiếp theo ta có thể thấy được dòng hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm của những ngày tháng cạnh bà trong những năm đói khổ:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa rầy
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay “
Cũng chính cái mùi khó ấy đã cho tác giả nhớ lại những lúc ở bên cạnh người bà của mình khi bốn tuổi. Đó là năm tháng cư cực với nạn đói, bố mẹ ở xa, chỉ mình bà chăm sóc. Dù cho năm tháng có trải qua, những kỉ niệm ấy vẫn không bao giờ biến mất trong lòng đứa cháu để đến khi nhớ lại “đến sống mũi còn cay” .Chính là cái mùi khói làm cay mắt người cháu.Cũng chính là tấm lòng yêu thương của người bà đối với cháu của mình.
Thời gian trôi cứ thế trôi qua đến :
“ Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa.
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.”
Hình ảnh người cháu và bà cùng nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu thương .Một vài ký ức khác trong tâm trí của tác giả đó là nhớ những lúc bà kể chuyện cháu nghe, cùng âm thanh tiếng “tu hú” văng vẳng trên những cánh đồng.Tiếng “tu hú” làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu bao la hơn cả nổi nhớ thương. Bà là người gắn bó với tác giả nhớ thương yêu tác giả trong 8 năm của cuộc chiến chống Mỹ.Tình cảm đó của bà và người cháu lại càng sâu đậm hơn trong câu thơ: