Bố của Xi-Mông ( Dàn ý )

89 0 0
                                    

Dàn bài : Cảm nhận nhân vật Xi-Mông

I - Mở bài

- Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX.

- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn.

- Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực tình hình xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

- Văn bản " Bố của Xi Mông " được trích trong truyện ngắn cùng tên.

- Chủ đề : nỗi tủi nhục của một em bé "không có bố" với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

II - Thân bài

- Nội dung kể về chị Blăng-sốt bị một gã đàn ông lừa dối, sinh ra bé Xi-mông. Khi Xi- mông đi học, em bị đám học trò chế giễu là đứa con hoang không có bố. Xi- mông buồn tủi, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong. Rất may, em gặp bác Phi-líp. Bác dẫn em về nhà với mẹ. Em muốn bác Phi-líp là bố và bác đã nhận lời. Nhưng đến sáng hôm sau khi đến trường, chúng vẫn bắt nạt và nói em không có bố, lần này em đã đánh trả.

a. Hoàn cảnh

- Xi-mông là một đứa trẻ đáng thương:

+ Một bé trai độ 7 - 8 tuổi, hơi xanh xao, nhút nhát.

+ Ở với mẹ và không có bố.

+ Thường bị lũ bạn trêu chọc, đánh đập,sỉ nhục,dè bỉu.

-> Luôn đau khổ, sống trong mặc cảm, tự ti, muốn tìm đến cái chết,là một cậu bé đáng thương.

b. Diễn biến tâm trạng

- Tâm trạng ở bờ sông:

+ Xi-mông ra bờ sông định tự tử vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục không có bố.

+ Trước cảnh bờ sông đẹp trời ấm áp, ánh nắng mặt trời êm đềm, nước lấp lánh như ánh gương.Khiến Xi Mông cảm thấy dễ chịu, khoan khoái làm em quên đi chuyện đau khổ, chỉ muốn nằm ngủ ở đấy.

+ Em đuổi theo con nhái màu xanh lục rồi vồ hụt, cuối cùng em tóm được hai đầu chân sau, rồi mỉm cười.

-> Tâm trạng vui đùa, bị cuốn hút bởi thiên nhiên.

+ Chợt nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, nỗi khổ tâm lại trở về, em lại khóc.

+ Người rung lên.

+ Cơn nứt nở kéo lên đến dồn dập, xốn xang choán lấy em chẳng nghĩ ngợi được gì.

-> Tâm trạng của một em bé hiện ra qua cảnh thiên nhiên đẹp, hành động và cử chỉ rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi.

=> Số phận cô độc, đau khổ, đáng thương.

- Tâm trạng khi gặp bác Phi - líp

+ Như được dịp trút nỗi lòng đau khổ

+ Mắt đẫm lệ, trả lời bác bằng giọng nghẹn ngào, lời nói đứt quãng.Khi kể chuyện của mình cho bác Phi-líp nghe.

+ Nói tiếp một cách khó khăn giữa những tiếng nấc.

+ Phi-líp nhìn Xi- mông với vẻ nhân hậu.

+ Đặt tay lên vai em âu yếm,mỉm cười, động viên an ủi,cảm thông và hứa sẽ cho em một người bố.

=> Tâm trạng em bé cũng đã tốt lên và có phần nào đó hi vọng.

- Khi về nhà

+ Khi gặp mẹ: nhảy lên ôm cổ mẹ, em òa khóc, buồn tủi.

+ Em nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục không có bố.

+ Hỏi bác Phi-líp: "Bác có muốn làm bố cháu không?"

+ Nói tiếp:" Nếu bác không muốn,cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối."

+ Phi - líp im lặng ,cười nhận lời.Nhấc bỗng em lên rồi hôn vào má.Sau đó bỏ đi thật nhanh.

-> Khát khao có bố nhất định phải được thực hiện.

+ Được bác Phi-líp nhận lời, Xi-mông cố ghi nhớ tên bác.

-> Tâm trạng hân hoan, vui sướng.

=> Lời đối thoại rất tự nhiên, khát khao, ước mơ rất đáng thương, ngây thơ của Xi - mông dù là những điều bình dị nhất.

- Ngày hôm sau ở trường.

+ khi lũ bạn trêu trọc: Xi Mông quát vào mặt chúng nó như ném một hòn đá, khoe đã có bố "Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi - líp" -> sự hãnh diện, tự hào.

+ Khi chúng bật lên những tiếng la hét thích thú và sự chế giễu: " Phi-líp gì?...Phi-líp nào?...Phi-líp là cái gì?...Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?" -> Không trả lời, đưa con mắt thách thức, sẵn sàng chịu sự hành hạ,còn hơn là bỏ chạy.

+ Em vẫn bị chúng đánh và được thầy giáo giải thoát cho em và đưa em về nhà.

=> Xi-mông kiêu hãnh, tự tin khi được bác Phi-líp nhận làm bố. Người bố đã cho em sức mạnh niềm tin.

III - Kết bài

- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc.

- Truyện ca ngợi tình yêu thương lòng nhân đạo của con người.

- Xi-mông một đứa trẻ tội nghiệp không cha, em phải hứng chịu biết bao xấu hổ tủi nhục vì điều ấy và cuối cùng em cũng đã tìm được cho mình một người cha.

- Truyện gửi gắm một thông điệp đến chúng ta: Hãy đối xử yêu thương, cảm thông, đừng cười cợt trên nỗi bất hạnh của người khác. Đó là tiếng lòng cảm thông cảm tác giả với những em bé bất hạnh, thiếu thốn tình thương như cậu bé Xi-mông.

_________________________

Mất bài văn rồi

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ