Nguyễn Du quê ở Hà Tĩnh, ông là 1 đại thi hào của dân tộc. Ông là người có kiến thức sâu rộng am hiểu văn hoá dân tộc, ông vừa là thiên tài văn học vừa là 1 nhà nhân đạo lớn. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn cho dân tộc. Đã nhắc tới Nguyễn Du thì không thể không nhắc đến tác phẩm đã làm nên tên tuổi của ông đó là “Truyện Kiều”, truyện đã rất thành công với nghệ thuật ướt lượng tương trưng tả cảnh ngụ tình. Điều này được thể hiện rõ rệt qua đoạn trích “KOLNB”, đặc biệt là ở 8 câu thơ cuối.
Ngay từ đầu đoạn trích tác giả đã cho ta thấy tâm trạng của kiều khi nhìn những cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích:
“Buồn trông của bể chiều hôm
Thuyề ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất biết là về đâu?
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Tác giả đã sử dụng điệp từ “Buồn trông” đến 4 lần để khắc hoạ nỗi buồn, trông ngóng, đợi những thứ xa xôi mơ hồ sẽ đến để làm thay đổi thực tại bế tắc của Kiều. Tâm trạng của Kiều đã được ông diễn tả sâu sắc qua 2 câu thơ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Tác giả đã khéo léo khi sử dụng không gian “của bể” kết hợp với thời gian “chiều hôm” thể hiện cảnh cửa biển vào buổi chiều và để diễn tả sự bộc lộ tâm trạng của Kiều. Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “thuyền, cánh buồm” để diễn tả tâm trạng nhớ về quê hương, gia đình, người yêu và mong ước nhỏ nhoi được tự do của Kiều. Sự buồn tuổi và tâm trạng của Kiều khi nghĩ về số kiếp trôi nỗi của mình được tác giả thể hiện chi tiết qua 2 câu thơ tiếp:
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Với hình ảnh “ngọn nươc mới sa” diễn tả hình ảnh cơn sóng biển đánh vào tảng đá, nước bị văng lên và rơi xuống kết hợp với hình ảnh “hoa trôi man mác” diễn tả những cành hoa trôi nổi trên mặt biển với nghệ thuật câu hỏi tu từ “Biết là về đâu” để thể hiện cho chúng ta thấy được nỗi buồn về số kiếp lênh đênh, trôi nổi của Kiều. Cuộc sống trong lầu NB của Kiều được nhà thơ thể hiện rõ qua 2 câu thơ tiếp:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Với hình ảnh “nội cỏ” kết hợp với từ láy “rầu rầu” nhà thơ đã vẻ lên một vùng cỏ héo tàn, thiếu sức sống và gợi lên nỗi cô độc của Kiều. Tác giả đã khéo léo khi sử dụng không gian “ chân mây mặt đất” kết hợp với hình ảnh “một màu xanh xanh” để diễn tả một cuộc sống thật tẻ nhạt, vô vị của Kiều. Liệu đây có phải tương lai đang dàn khép lại trong mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng của số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Với hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” thể hiện hình ảnh bức tranh thiên nhiên dữ dội và đầy biến động. Tác giả đã khéo léo khi sử dụng từ láy gợi âm thanh “Ầm ầm” kết hợp với nghệt thuật tưởng tưởng không gian “ kêu quanh ghế ngồi” đã cho người đọc liên tưởng tới cuộc đời Kiều bị vây quanh bởi những đợt sóng dữ dồi, cuộn trào sôi sục và báo trước những sóng gió dữ dội đầy gian truân sắp ập đến cuộc đời của Kiều. Ta như hiểu, cảm động, thương xót cho những lo lắng rối bời cùng với nỗi sợ, tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.
Nhìn chung đoạn trích đã sử sụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy, độc thoại nội tâm và đã thành công trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để diễn tả tâm trạng của nàng Kiều hay nhất trong suốt tác phẩm. Bức tranh tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ đã thể hiện sự đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ đặt biệt là nàng Kiều. Ngoài ra đoạn thơ còn cho ta thấy được cảnh ngộ cô đơn, buồn tuổi và tấm lòng chung thuỷ, hiếu hảo của Kiều.