DÀN Ý CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT “ANH THANH NIÊN”
I.MỞ BÀI
- Nguyễn Thành Long quê ở Quảng Nam.
- Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí với lối viết nhẹ nhàng,trong trẻo,thấm đượm chất chữ tình.
- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970 trong một chuyến đi thực tế tại Lào Cai của Nguyễn Thành Long và được in trong tập “Giữa trong xanh” năm 1972.
- Truyện khắc họa hình tượng nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu.Đó là một người lao động mới với nhiều phẩm chất tốt đẹp và đáng trân trọng.
II.THÂN BÀI
1.Nhân vật anh thanh niên
a.Công việc và hoàn cảnh sống:
- Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” – công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
- Hoàn cảnh sống: Anh sống trong 1 căn nhà sàn 3 gian, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và ở một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét.Ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”.
->Là một nơi lí tưởng nhưng có hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn.
- Sở thích:
+ Anh thích đọc sách,trồng rau,trồng hoa,nuôi gà.
+ Thích trò truyện.
+ Thích được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người và đặc biệt anh có sở thích "thèm người".
b.Vẻ đẹp cao quý của tâm hồn đáng trân trọng.
*Lòng yêu nghề,tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
- Làm việc trên đỉnh núi cao chấp nhận cuộc sống cô đơn.
- mỗi ngày phải báo số liệu và 4 giờ sáng,11 giờ trưa,7 giờ tối và 1 giờ khuya.
- Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ Có mưa tuyết, trời tối đen, “gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được”.
Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
-Thái độ của anh với công việc:
+ Say sưa tận tụy trong công việc.
+ Tinh thần,trách nhiệm vao trong công việc,yêu nghề,không bỏ giờ “ốp” nào.
+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
+ Anh yêu công việc của mình, vì vậy anh không cảm thấy chán, không cảm thấy cô đơn vì "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi".
-> Có ý thức đúng về công việc,có lòng yêu nghề,biết sống đẹp,khoa học,người đáng mến,khiêm tốn,nhân hậu.
=>Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Lý tưởng sống cao đẹp của anh thanh niên.
- Sống giữa những năm tháng chống Mỹ, anh luôn khát khao cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính.
- Anh ý thức được ý nghĩa của việc mình đang làm, cũng vì lẽ đó anh sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để làm công tác một mình trên đỉnh Yên Sơn.
*Anh thanh niên cởi mở, chân thành,hiếu khách.
- Niềm vui được đón tiếp khách dạt dào trong anh, bộc lộ qua:
+ Trân quý từng đoàn khách đến nhà anh.
+ Mời bác lái xe và cô kĩ sư vào nhà và pha nước chè mời khách.
+ Tặng bác lái xe củ tam thất khi nghe bác bảo vợ bác bị đau chân.
+ Tặng hoa cho cô kĩ sư.
+ Tặng cho ông hoạ sĩ làn trứng gà đã được luộc sẵn.
+ Mời ông hoạ sĩ trở lại chơi vào dịp không xa .
=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.III.Kết bài
- Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
- “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
- Anh thanh niên đã trở thành một biểu tượng cho những lớp người đang ngày đêm hăng say lao động để cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp cùng sự cảm phục sâu sắc.
- Qua đó, truyện cũng khẳng định vẻ đẹp của con người lao động mới và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.