Đồng Chí ( Bài làm )

487 6 0
                                    

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc,quê ở Hà Tĩnh.Ông trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.Ông bắt đầu làm thơ năm 1947.Sở trường của ông viết về người lính và chiến tranh,trong đó tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí" in trong tập "Đầu súng trăng treo" sáng tác năm 1948 trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Bài thơ ca ngợi hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của những người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.


Mở đầu bài thơ tác giả cho ta thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí thể hiện qua các câu thơ.


" Quê hương anh nước mặn đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"


Thủ pháp sóng đôi "quê hương anh" và "làng tôi" để nói lên người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng đểu khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, đều là những người nông dân lao động. Thành ngữ "nước mặn đồng chua" nhắc đến những vùng đồng bằng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn.Cùng với hình ảnh "đất cày lên sỏi đá" những vùng trung du, miền núi, đất đá bị bạc màu, khó canh tác. Qua những câu thơ đó ông đã thể hiện được tình đồng chí xuất phát từ những sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. Ông đã cho ta thấy được lý tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất của tình đồng chí thể hiện qua câu thơ.


"Anh với tôi đôi người xa lạ


Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau


Súng bên súng, đầu sát bên đầu


Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"


"Anh" "tôi" trước khi nhập ngũ, họ không quen biết nhau nhưng họ có cùng một lý tưởng mục đích ."Tự Phương Trời họ" về đây đứng trong cùng đội ngũ cùng nhau chiến đấu bảo vệ tổ quốc . Câu thơ " Súng bên súng "thấy hiện được hành động sát cánh bên nhau trên chiến trường . "Đầu sát bên đầu" là cách nói hoán dụ tượng trưng cho ý chí quyết tâm chiến đấu của những người lính .Tác giả đã sử dụng điệp từ "Súng , bên, đầu" để nhấn mạnh sự gắn kết. Và chính những lý tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất là cơ sở để gắn kết họ với nhau trở thành đồng đội." Đêm rét chung chăn" thể hiện được sự khắc nghiệt gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời người lính, ,cùng chung chăn để sưởi ấm ,cùng nhau vượt qua cái lạnh núi rừng . "Thành đôi tri kỷ" ý chỉ những đôi bạn tâm tình, thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình cùng vượt qua những gian khổ để gắn kết hợp với nhau và trở thành những người bạn keo sơn.


"Đồng chí!".


Là câu thơ đặc biệt chỉ có một từ thể hiện cảm xúc dồn nén, được thốt ra như một cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiết tha. Dòng thơ đặc biệt ấy còn như một bản lề gắn kết giữa đoạn thơ đầu và đoạn thơ tiếp theo. Cùng với dấu chấm than muốn nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người trên chiến trường. Từ những con người xa lạ họ quen nhau cùng chung mục tiêu chiến đấu mà trở thành những người bạn tri kỉ. Sự kết tinh cao độ của tình bạn, tình người, tình đồng đội để hình thành tình đồng chí.


Qua những câu thơ tiếp theo ông đã nói lên được những biểu hiện của tình đồng chí


"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ