Viếng Lăng Bác ( Bài làm )

639 10 0
                                    

          Viễn Phương quê ở An Giang. Ông là ngồi bút tài hoa trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì khánh chiến chống Mĩ. Sau khi đất nước được thống nhất ông là một trong những người con vinh dự của miền Nam được mời ra viếng lăng Bác khi lăng được khánh hành. Thế là bài thơ “viếng lăng Bác” ra đời vào 1976. Bài thơ được in trong tập như mây mùa xuân với nhiều nết đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu. Bài thơ thể hiện cái cảm xúc dạt dào, chân thành trong cuộc thành trình viếng lăng của tác giả.
         Cảm xúc của người con từ chiến trường miền Nam ra thăm lăng Bác được diễn tả sâu sắc qua khổ thơ đàu với một lời thông báo ngắn gọn, giản dị chứa đựng tình yêu thương thầm kính của tác giả dành cho Bác.
          “Con ở miền Nam ra thăng lăng Bác
            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
           Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”

        Ở đây tác giả dùng từ ngữ xưng hô rất tình cảm, thân thiết và mộc mạc qua hai từ “con – Bác” đồng thời sử dụng từ nói giảm, nói tránh “thăm” đã nói lên tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao năm xa cách. Hình ảnh đầu tiên mà tác giả bắt gặp khi đững trước lăng là hàng tre trong sương sớm bát ngát một màu xanh. Ngoài ý nghĩa tả thật thì hàng tre xanh Việt Nam còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức sống con người và dân tộc Việt Nam khiến cho lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thân thuộc gần gũi, ngoài ra hình ảnh cây tre còn được nhân hoá “đứng thẳng hàng” với hành ngữ “bão táp mưa xa” tượng trưng cho sức sông bền bỉ, mạnh khoả không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù của nhân dân ta từ xưa đến nay.
      Cảm xúc chân thành mãnh liệt sâu lắng của tác giả còn được thể hiện qua khổ thơ tiếp theo khi xếp hàng vào lăng viếng Bác.
          “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
            Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
           Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
          Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

        Có lẻ chúng ta ai cũng biết mặt trời đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài. Chính vì điều này, tác giả đã dùng hình thức ẩn dụ với hình ảnh mặt trời thứ hai ví Bác Hồ chúng ta cũng giống là ánh sáng soi đường dẫn lối đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc Việt Nam. “Mặt trời” vừa ca ngợi sự vĩ đại bất tử, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác, điệp ngữ “ngày ngày” và hình ảnh “dòng người đi trong thương nhơa” diễn tả thời gian tuần hoàn thể hiện lòng thương nhớ biết ơn của nhân dân giành cho Bác. Tất vả tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ là tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Ví tuổi thọ, cuộc đời của Bác đẹp như mùa xuân.
        Tiếp theo tác giả cùng đoàn người có hành trình vào lăng viếng, đứng trước thi hài của Bác trong giấy phút này đây, bao tình cảm ấp ủ và tâm hồn thi sĩ bỗng trào dâng hỗn hức:
          “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
           Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
           Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
           Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
 
       Bác không chỉ là mặt trời toả sáng và bây giờ một lần nữa tác giả ví Bác là “vầng trăng” khi ngắm nhìn Bác trong giấc ngủ bình yên giữa những bóng đèn sáng mờ ảo lung linh. Tâm hồn Bác như vầng trăng ấp áp diệu hiền. Tac giả đã không khỏi xúc động ngắm nhìn người Cha già thân yêu trong giấc ngủ vĩnh hằng đay là cách nói giảm, nói tránh để giảm bớt sự đau thương. Bến cạnh đó tác giả đã sử dụng hình ảnh “trời xanh” là một hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên trong sáng, cao đẹp như cuộc đời và sự nghiệp bất tử của Bác tồn tại vĩnh hằng với thiên nhiên vũ trụ. Mặc dù tác giả biết chuyện sinh tử là của tạo hoá nhưng vẫn cảm thấy nhói đua, thương tiết vì Bác đã đi xa mãi mãi thể hiện ở nghệ thuật tương phản “vẫn biết, mà sao”. Đó chính là nỗi đau, niềm thương vô hạn của con người bên thi hài người Cha kính yêu. Cuộc gặp gỡ nào cũng đến lúc phải chia tay nhưng lòng nhớ thương, nỗi đau thầm kính đến vỡ oà thành nước mắt:
          “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
            Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
            Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
            Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

        Ước nguyện chân thành. Tác giả mong muốn hoá thân thành con chim, đoá hoa toả hương tô điểm cho nơi của vị chủ tịch yên nghỉ. Hình ảnh “cây tre trung hiếu” tác giả muốn học theo đức tính trung với nước, thiếu với dân của Bác. Điệp từ “muốn làm” với nhiệp điệu thơ nhanh dần diễn tả tình cảm khát vọng, lòng chân thành dâng trào mãnh liệt lưu luyến ở bên Bác. Tiếng lòng đó, ước nguyện đó không chỉ ở tác giả mà nó đã trở thành tiếng nói chung của dân tộc Việt Nam.
        Nhìn chung bài thơ “VLB” của Viễn Phương có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gơih cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Bài thơ “VLM” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ