Bài thơ tiểu đội xe không kính ( Bài làm )

538 5 0
                                    

        Trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của nước ta có biết bao nhà văn, nhà thơ đã viết lên những áng văn thơ ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi những người lính bộ đội cụ Hồ bằng ngòi bút tài hoa của mình. Nổi bật trong số các tác phẩm thời kì này là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Tiếng thơ của ông hình thành và lớn lên với những bài thơ “Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong, Nhớ....” đã góp phần trẻ hoá thơ Việt Nam thời chống Mỹ. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được rút ra trong tập thơ “Vầng trăng - quầng lửa” và được ra đời năm 1969 . Nó đã khắc họa được hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan, bất khuất.
       Mở đầu bài thơ là một hình ảnh những chiếc xe không có kính,câu thơ vừa giới thiệu lại vừa giải thích về những chiếc xe đặc biệt ấy:
                        Không có kính không phải vì xe không có kính
                         Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Nhiều từ “không” được lặp đi lặp lại trong dòng thơ mở đầu như một là một lời khẳng định: xưa kia xe vẫn có kính, nó vẫn là chiếc xe lành lặn đẹp đẽ. Nhưng hôm nay “xe không có kính” vì “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Với Điệp từ “không”,động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh thời ấy.
                            “Ung dung buồng lái ta ngồi,
                            Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
                           Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
                            Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
                            Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
                             Như sa, như ùa vào buồng lái”
Không sợ hãi trước cái chết, không nao núng trước khó khăn mà chiến tranh mang lại, người chiến sỹ vẫn “ung dung” tiến về phía trước. Tư thế hiên ngang, bất khuất, Coi thường khó khăn, nguy hiểm của các anh bộ đội anh dũng.Điệp từ nhìn thể hiện khí phách kiên cường ,thách đố với mọi khó khăn chướng ngại . Biện pháp nhân hóa” Gió vào xoa mắt đắng” nhân hóa hình tượng gió và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong từ "đắng" đã cho thấy sự gian lao nơi chiến trường, người lính lái xe đêm ngày khó có lúc nào ngơi nghỉ, "mắt đắng" kia phải chăng là mắt đắng của những đêm thức trắng tập trung lái xe. Các hình ảnh “con đường”,“sao trời”,“cánh chim”... diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn,hiên ngang bình tĩnh và tập trung cao độ.
      Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.”
Muôn vàn gian khổ đang chào đón họ trên mỗi tuyến đường. Hai tiếng "ừ thì" chắc nịch nhưng nhẹ nhàng, không hề phàn nàn, kêu ca .Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc “không có... ừ thì” cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị..Bụi phun tóc trắng như người già”, “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”hai câu thơ sử dụng biện pháp so sánh.Cho thấy người  lính phải đối mặt với bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết nơi Trường Sơn. Vì xe không có kính nên nắng thì có bụi mà mưa thì xối xả. Ngồi trong buồng lái nhưng chẳng khác nào là ở ngoài trời. Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam tạo ra sức mạnh vô biên thúc giục người lính chạy thêm "trăm cây số nữa". Một quy luật tự nhiên không gì thay thế được: mưa rồi sẽ tạnh, gió sẽ lùa vào, áo sẽ "khô mau thôi". Các từ láy tượng hình tượng thanh “ha ha”, “phì phèo” ẩn dụ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của các đồng chí cũng như là  vẻ đẹp trong tâm hồn các anh, là chất thơ vút lên từ hiện thực chiến đấu thật đáng ngợi ca và trân trọng.
                       Những chiếc xe từ trong bom rơi
                         Ðã về đây họp thành tiểu đội
                      Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
                         Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Từ mưa bom, bão đạn, khắp trên mọi ngả đường, những chiếc xe không kính đã về nơi hội tụ, họp thành một tiểu đội, kể nhau nghe những câu chuyện mà mình đã trải qua. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị - tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” là sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.
       Tình đồng chí, đồng đội của anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn càng thắm thiết, cảm động hơn khi họ cùng chia sẻ với nhau một bữa cơm chiến:
                        Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
                       Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
                       Võng mắc chông chênh đường
                         Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” “võng mắc chông chênh” là hai bức vẽ hiện thực làm sống sống lại hiện thực chông chênh, tam bợnơi chiến
trường gian khổ.Một gia đình vui tươi, trẻ trung gồm những người lính trẻ được hình thành khi “chung bát đũa”. Nhưng chỉ trong một thoáng chốc để rồi sau đó người chiến sĩ lại tiếp tục hành quân. Điệp từ “lại đi”biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn cái  khí thế khẩn trương sôi nổi của họ. Trước mắt họ, “trời xanh thêm” như báo hiệu một ngày công tác, chiến đấu, nhưng lại phù hợp với tâm hồn trẻ trung, yêu đời của người lính cũng như niềm lạc quan, tin tưởng của họ vào tương lai, vào cuộc sống.
Vào cuối trang thơ ,ta thấy hình ảnh  hai câu thơ đắt giá mà Phạm Tiến Duật viết nên một niềm hi vọng cháy bỏng dành cho các anh lái xe trên tuyến đường Trường Sơn anh dũng, lạc quan:

                     “ Không có kính, rồi xe không có đèn,
                     Không có mui xe, thùng xe có xước,
                    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
                     Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Ta thấy điệp từ “ không có “lặp lại ba lần như nhân lên sự khốc liệt của chiến tranh và hình ảnh  hoán dụ “trong xe có một trái tim” : cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương. Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin a vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần.
              Nhìn chung bài thơ đã được tác giả đưa vào chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.Nó đã khắc hoạ hình ảnh những chiếc xe không kính kiên cường giữa những khắc nghiệt mà thời tiết cũng như chiến tranh mang lại. - Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ