Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Dàn ý )

67 1 0
                                    

  Dàn ý Cảm nhận Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I - MỞ BÀI
  - Nguyễn Đình Chiểu tục gọi là Đồ Chiểu là nhà văn Nam Bộ,sinh ra ở Gia Định.
  - Là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước.
  - Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, viết bằng thể thơ lục bát.
  - Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện.
- Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu tác phẩm, miêu tả cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
II - THÂN BÀI
  1. Nhân vật Lục Vân Tiên
   a. Khi đánh cướp Phong Lai
Như một vị hảo hán mang tinh thần nghĩa hiệp:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
   + Hành động “ghé lại bên đàng” cho thấy chàng không băn khoăn, do dự khi đánh cướp Phong Lai. Gặp bọn cướp Phong Lai là một thử thách, song là một cơ hội cho chàng hành động.  
   + Hành động gan góc, mau lẹ “bẻ cây làm gậy” chứng tỏ chàng không màng an nguy của bản thân.
+“ Kêu rằng: bớ đảng hung đồ/chớ quen làm hối hồ đồ hại dân”hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên được xuất phát:
- Từ tinh thần chính trực, thái độ bất bình, trước những điều xấu xa, tàn ác.                 
   - Tấm lòng nhân nghĩa, giàu tình yêu thương, luôn sẵn sàng bênh vực cho những kẻ yếu đuối và bảo vệ cho lẽ phải.
Một vị anh hùng quả cảm có võ nghệ cao cường:
“Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng."
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang."
   - Nguyễn Đình Chiều đã đặt chàng vào một trận đánh không cân sức: một bên là tướng cướp hùng hổ, hung dữ, đông đúc, được trang bị đầy đủ vũ khí với một bên là thân cô, thế cô.
  - Hình ảnh Lục Vân Tiên xung trận được miêu tả như một dũng tướng với khí thế áp đão:
  + Thành ngữ“tả đột hữu xông", rất giàu giá trị tạo hình, cho thấy chàng đang làm chủ tình thế và tung hoành giữa đảng cướp.
  + Tác giả so sánh Lục Vân Tiên với một chiến tướng vào loại bậc nhất trong Tam Quốc là Triệu Tử Long.
  + Nhịp điệu thơ nhanh, mạnh tạo cho trận đánh một khí thế hào hùng,sôi động.
  ->Lục Vân Tiên mang tầm vóc của người anh hùng mạnh mẽ, phi thường
Cuối cùng, chàng đã giành được chiến thắng vẻ vang trước bọn cướp Phong Lai:
" Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong."
   + Chính nghĩa đã chiến thắng, cả một đảng cướp vỡ tan, hoảng sợ bỏ chạy.
   + Tướng cướp Phong Lai “trở chẳng kịp tay” bỏ mạng dưới cây gậy của người anh hùng.
  => Hành động mạnh mẽ của Vân Tiên thể hiện được khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường luôn bênh vực kẻ yếu.
  b. Khi trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga
"Dẹp rồi lũ kiến chòm ông.
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?””
- Chàng hỏi han rất ân cần và khiêm nhường để họ vơi đi nỗi sợ hãi.
- Chàng tìm cách trấn an nỗi sợ hãi của họ bằng cách khẳng định lũ cướp đã bị tiêu diệt.
    “Thưa rằng: "Tôi thiệt người ngay,
      Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.
        Trong xe chật hẹp khôn phố,
      Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng"
- ”Thưa rằng” là cách nói đầy chuẩn mực, gia giáo, có học thức thể hiện nàng là người có ăn có học.
- Mặc dù ý thức rất rõ về lễ giáo, song nàng vẫn định xuống xe để tạ ơn Lục Vân Tiên.
   - Nàng cất lên với những lời thật da diết, tha thiết; “cúi đầu trăm lạy”.
" Vân tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng: " Ta đã trừ dòng lâu la."
- Vân Tiên "động lòng" thương xót, hỏi han, an ủi cô gái.
“Khoan khoan ngồi đó chờ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai"
  - Đàng hoàng, chững chạc một mực giữ gìn lễ nghĩa, khuôn phép của xã hội phong kiến khi khuyên Kiều Nguyệt Nga không xuống xe.
  - Lối xưng hô “nàng ” “ta” cho thấy tấm lòng trân trọng mà Lục Vân Tiên dành cho Kiều Nguyệt Nga, cũng như thái độ lịch sự của một con người có học, có đọc sách.
        “ Tiểu thơ con gái nhà ai
    Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì ?
Chẳng hay tên họ là chi ?
Khuê môn phận gái việc gì đến đây ?- Vân tiên hỏi han ân cần  hỏi nàng về tên họ và sao lại đến nơi này.
Thưa rằng: "Tôi Kiều Nguyệt Nga
    Con nầy tì tất tên là Kim Liên.
    Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.”
- Nàng xuất thân trong một gia đình quyền quý, là tiểu thư khuê các, lá ngọc cảnh vàng,  con quan tri phủ Hà Khê.
- Lời giới thiệu rất đầy đủ, chân thành, không khoa trương. Đã đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa bộc lộ chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.  
     “Sai quân đem bức thơ về,
   Rước tối qua đó định bề nghi gia.
       Làm con đâu dám cãi cha,
Vi dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.
       Chẳng qua là sự bất bình,
Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi."
- Nàng không quản đường xa, thân gái dặm trường với bao nguy hiểm bất trắc, từ Tây Xuyên đến Hà Khê vì vâng theo lời cha để định bề nghi gia.
    - Nàng là người con hiểu thảo, sống đúng với khuôn phép gia đình và với lễ giáo phong kiến.
    "Trước xe quân tử tạm ngồi
   Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
       Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần."
- Cách xưng hô "quân tử, tiện thiệp" kết hợp với hành động "lạy" và "thưa" cho thấy nàng là một người thùy mị, nết na.
->Kiều Nguyệt Nga là người gia giáo, thông minh, sắc sảo, có học.
  “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
  - Trước hết, Vân Tiên đã giải vây để cứu mạng sống cho nàng. cứu được sự trong trắng và danh dự của nàng.
  - Ân nghĩa đó khiến nàng day dứt và không thể không báo đáp.
       “Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
    Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng thì không.
      Gẫm câu bao đức thù công
Lấy chỉ cho phi tấm lòng cùng người."
- Nàng mời Lục Vân Tiên về Hà Khê để cha mình tạ ơn.
- Nàng ý thức rằng, không gì có thể sánh bằng công ơn của Lục Vân Tiên. Bởi Nguyệt Nga là người rất coi trọng tình nghĩa.
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
"Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.""
  - Thể hiện qua tiếng cười rất vô tư, sảng khoái khi nghe Kiều Nguyệt Nga nói đến ơn huệ.
- "Nào ai tính thiệt so hơn làm gì" luôn làm việc nghĩa Vân Tiên không màng tới ân huệ, không cần trả ơn.
   -“Nhớ câu Kiến nghĩa bất phi/làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” thấy việc nghĩa không làm, không ra tay giúp đỡ.Nếu không ra tay làm việc nghĩa thì không phải anh hùng.
     - Người anh hùng phải làm việc nghĩa như là lẽ tự nhiên của một con người chân chính. Học đạo phải đi đôi với hành đạo.
  => Hình ảnh của Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp,là một con người văn võ toàn tài, hào hiệp và nhân hậu. Là hình mẫu trọn vẹn cho người quân tử trong xã hội phong kiến.
III - KẾT BÀI
- Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc họa ngoại hình, cũng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời ăn tiếng nói thường ngày và mang chất địa phương Nam Bộ, phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, với diễn biến tình tiết và tính cách nhân vật.
- Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm,trọng nghĩa khinh tài,Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na,ân tình.

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ