Chương 67: Vĩ thanh (1)

36 3 0
                                    

Ngày 7 tháng 7 năm 1937, biến cố cầu Lư Câu nổ ra, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn diện của dân tộc Trung Hoa.

Văn minh cổ đại ngàn năm, trăm triệu đất đai, từng tấc đều bị chiến hỏa quét qua. Lịch sử dân tộc Trung Hoa gần trăm năm bị cường quốc ức hiếp đạt tới cao trào trong chiến tranh bảo vệ đất nước. Đứng trước chiến tranh, buồn vui yêu hận của mỗi người, tựa hồ đều đã ẩn chứa trong ý chí dân tộc cuồn cuộn, khó mà tách rời.

Đầu năm 1938.

Học viện nữ y tại Philadelphia, Mỹ.

Nữ sinh viên Trung Quốc nộp đề tài tốt nghiệp, đang xử lý thủ tục về nước. Mới vừa rồi, giáo sư Prof. Graham cố gắng khuyên cô ở lại tiếp tục cố gắng học lên tiến sĩ. Nhưng nữ sinh viên trẻ vẫn kiên trì từ chối lời mời: "Tổ quốc của em đang trải qua chiến tranh. May mắn là những kiến thức em học vừa khéo là thứ mà hiện tại đất nước đang rất cần. Em nghĩ mình muốn về nước nghiên cứu thực tế hơn là ở lại đây lấy bằng tiến sĩ."

Giáo sư khá thích cô sinh viên cần mẫn thông minh này, nhưng cũng hiểu ước muốn gấp gáp về nước của cô, ký tên lên tài liệu, thở dài: "Hy vọng đất nước của em mau chóng thoát khỏi chiến hỏa. Đến lúc đó, hoan nghênh em trở về."

Liêu Tinh Ý dọn dẹp ký túc xá đã ở ba năm, chỉ xách một chiếc vali đơn giản tựa như lúc tới, lặng lẽ rời khỏi trường.

Hiện giờ nước ngoài có rất nhiều sinh viên giống cô, sau khi hoàn thành việc học liền gấp gáp về nước, dự định dùng tri thức đền đáp tổ quốc đang hãm sâu vào vũng bùn chiến tranh. Bọn họ chia sẻ các tin tức cho nhau, Tinh Ý cũng liên hệ với bệnh viện thông qua Tổ chức y học quốc tế và Tổ chức cứu nước kháng Nhật trong nước. Cô không hề do dự, chọn làm việc tại một bệnh viện thời chiến ở Tây Nam.

Lúc đến Tây Nam đã là ba tháng sau. Cô lênh đênh trên tàu hai tháng, lại từ Hong Kong đến Quảng Châu. Trung Quốc lúc này chiến hỏa lan rộng, rất nhiều tuyết đường bị cắt, cuối cùng trải qua trăm ngàn cay đắng mới đến được bệnh viện thời chiến Tây Nam.

Gần như ngày đầu tiên Tinh Ý đến đã bắt đầu làm việc. Thương binh được vận chuyển liên tục từ tiền tuyến về đây bằng tàu hỏa. Mỗi khi toa tàu vận chuyển binh lính đến trạm, sân ga đều nhuốm đầy máu. Các bác sĩ khám sơ thương thế, đưa binh lính bị thương cô vào phòng phẫu thuật. Trong đó có rất nhiều người còn rất trẻ, sau khi phẫu thuật tỉnh lại, phát hiện mình đã mất đi một cái chân hoặc cánh tay. Phòng bệnh tràn ngập tiếng khóc gào. Nhưng bác sĩ đã quen tình cảnh thế này, bọn họ đưa từng bệnh nhân ra phòng bệnh giống như một cái máy, thậm chí không lộ ra chút xúc động cảm khái dư thừa.

Từ xuân đến hạ, do sự chênh lệch sức mạnh quân sự, đất nước bị chiếm đóng, mặt trận không ngừng thu hẹp, không khí ở bệnh viện thời chiến Tây Nam cũng dần căng thẳng. Hôm nay rời khỏi bàn mổ, Tinh Ý chạy đến nhà ăn, khoảng thời gian này không đủ vật tư, chỉ có thể cháo, bánh bao và một ít rau. Cô tới trễ nên bánh bao đã hết, đành phải múc một ít cháo, lúc đang muốn tìm một chỗ ngồi xuống, chủ nhiệm bộ phận hậu cần của bệnh viện vọt vào: "Bác sĩ Liêu! Mau lên! Trở về phòng phẫu thuật!"

[FULL] Đêm Dài Như Sao - Vô Xứ Khả ĐàoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ