15. Cơm đầu ghế

3 0 0
                                    

Phố Lốc cốc No "Lô cốt Bắc" - bây giờ là phố Phó Đức Chính, gần cổng nhà máy điện YênPhụ, có một dãy hàng cơm. Cơm đầu ghế, quán hàng gian ngoài bày cái chõng tre, đôi khi làtấm cánh cửa được ngả xuống, xếp gạch làm mễ. Cái chõng, cái ghế dài trơ trỏng. Người ăncơm xúm xít chen chúc trong nhà, ngoài hè. Gọi là cơm đầu ghế, có lẽ bởi quang cảnh cái chõngcái ghế vậy.

Có đến hàng chục quán cơm ở đây. Thợ nhà in Ideo, nhà in Viễn Đông và thợ nhà máyđiện Yên Phụ ra ăn, buổi trưa đông túi bụi. Nhà hàng vào bưng các thứ. Cơm đựng bát đàn úpbát chiết yêu. Canh cà chua nấu mỡ suông. Dưa muối. Đậu om. Không biết có ai làm cút rượu,ngày ấy, tôi chưa biết để ý đến rượu chè. Toàn khách quen mọi ngày. Chỉ có đôi ba mặt lạ,những người cu li ngồi đợi đổi giờ bán lại giờ thuê xe cho nhau cạnh chân tường gần đấy, bỗngkiến bò bụng.

Hàng cơm chỉ bán cho khách ăn trưa. Mẹ con bà Hai thuê của chủ nhà gian ngoài có nửabuổi. Cơm nước bán tan buổi xong lại cất dọn đâu đấy, trở về tận trên Thụy.Buổi trưa, nhà in, nhà máy điện tan tầm. Người ra ùn ùn, chen nhau đi qua phải đứngtrước mặt lão Tây đen gác cổng. Tây đen vuốt trên mình mỗi người xem có con chữ, xấp giấy,cái đinh, phao dầu, có ai xoáy của nhà máy đem ra không. Đàn ông thợ, mà cả đàn bà vào muađồng nát, cũng phải Từ Hải chết đứng dạng háng giơ tay, cho người Tây đen khoặm mặt, lầncác túi và mép áo.Hàng nhà bà Hai đương đông, chẳng bỏ đâu hết người. Hai mẹ con tíu tít trong bếp ra, lạichạy vào. Có hôm vội, phải thêm một bà già ngồi vần nồi hai mươi cơm, giữa lửa củi đùngđùng. Những bát cơm úp mở ra bốc hơi nghi ngút thơm khắp nhà. Miếng đậu om, bát canhhành cà chua lõng bõng nước. Không nhớ khi trời nóng, ngần này người chui vào cái túi ngốtngát vậy thì sao. Chỉ biết quanh năm vẫn thế. Khách ngồi ràn rạt kín ra đến bậc cửa. Đủ cách đủkiểu người ăn cơm hàng. Có người trả tháng, trả tuần theo kỳ lương. Có người buông bát đứngdậy, cầm ngang hai chiếc đũa chùi lên mép xong móc ví lấy tiền trả rồi tất tả bước đi. Bà chủhàng cơm sinh nghi, nhìn theo và xỉa tiền đếm lại. Cũng phải cẩn thận thế. Lúc đông khách, thậtkhó. Có người ăn rồi bảo không gọi món ấy. Có người ngồi vờ nghê nga xỉa răng, thoắt cái, lỉnhđi lúc nào. Lại có người chén hết cả hai bát cơm úp xong bảo không có tiền, cứ ơ ra. Cái lúc bốirối đông khách, không tĩnh tâm, không khéo mất tiệt.

Ông thợ chữ nhà in mặt béo bệu đỏ phính, đội chiếc mũ dạ thủng một lỗ. Hôm nào cũngvào treo mũ lên đúng chiếc đinh ấy ở cột trong. Ông chỉ ăn cơm với dưa cải muối và chan nướcdưa, hôm nào cũng thế. Chẳng lạ, nỗi đồng lương ít ỏi, ai cũng vừa ăn vừa như đếm tiền túi. Cáiđiều tôi nhớ là những khi ông ấy trêu bà Hai. Chốc chốc lại cất giọng lè nhè. Bà Hai ơi... bà...Hai... nhà nó... ởi. Cả gian nhà cười lung lay, vách cũng răng rắc như nổ đố. Bà Hai đỏ lựng mặt,chu chéo: Phải gió cái nhà ông này! Nhưng bà không giãy nảy ra, mà vẫn te tái bưng cơm. Lạinghe the thé cái giọng ông thợ chữ: Thêm tý nước dưa, con gái nào! Nhưng bà Hai đã quát côcon gái đi làm việc khác. Bởi vì nước dưa ông thợ chữ chỉ xin thêm, không mất tiền. "Nhà anhkia! Tính tiền à... ấy ấy... Ba xu rưỡi, à hai xu...".

Mấy đứa chúng tôi ở làng xa ra học ngoài phố, buổi trưa phải ở lại. Khi ăn cơm nắm. Mỗibữa xu rưỡi, hai xu. Nhưng dẫu có hôm u lại cho hai xu, tôi cũng chỉ chén một xu rưỡi. Ông thợchữ nhà in ấy ăn khỏe, ăn nhiều những hai bát cơm úp, một đĩa dưa và nước dưa, cũng chỉ hếthai xu rưỡi.

Chúng tôi thường đến sớm, trước khi nhà máy điện còi ủ. Cho bà Hai khỏi vướng chân trẻcon lúc đông hàng. Câu chuyện cơm đầu ghế tưởng chẳng có gì đáng nói nữa, nếu không nhớ lạibát cơm nóng những ngày đông tháng giá và một câu chuyện buồn.

Mỗi phiên chợ bán giấy, u tôi lại đưa tôi tiền trả bà Hai một thể. Cũng chẳng bao giờ quámột hào. Bỗng có một lần tôi nghĩ ra một mẹo. Không nhớ tại sao tôi nghĩ được cái mẹo ấy.Tuần này cứ tiêu tiền, tuần sau hãy trả. Như thế cũng chỉ xê xích có vài hôm. Mà vẫn là trả tiềncơm bà Hai sòng phẳng đều đặn.

Cũng chẳng tiêu pha gì đâu. Ăn quà, chuyện xa lạ, còn lâu với tôi. Nhưng mà tôi không thểđừng đọc truyện. Mỗi hôm đi học sớm hay đến giờ ra chơi, thấy đứa nào cầm quyển truyệnđọc, tôi sán đến. Ngồi xổm xuống, trông ngược lên, xem cái trang nó vừa mở. Có khi đứng bêncạnh, ghé mắt một mảy. Phải thằng đọc háu, lật trang phăng phăng. Đành chịu, thế mà đọc kénhư thế cũng được vô khối truyện.

Từ hôm nghĩ ra cách trùng trình trả tiền cơm bà Hai, tôi có tiền đi mua sách. Có quyểnsách của mình mà đọc, còn gì bằng. Càn Long du Giang Nam, Thất kiếm thập tam hiệp... mỗituần một số ba xu, hai xu mà dài quá, có đến mấy chục số tôi không mua. Tôi mua Bông hoarừng của Trường Xuân, chỉ hơn mười số trọn bộ. Quyển này tôi thích hơn truyện Mắt thầnLệ Hằng phục thù... bây giờ còn nhớ nhân vật Slao Chi Mai.

Nhưng ngoài hiệu nhiều sách hấp dẫn thế, tôi cũng chỉ dám trả chậm vài ngày tiền cơmcủa bà Hai. Không dám để quá hơn.

Chẳng may, có một việc, không hiểu sao, tôi biết mà tôi lại không tính đến. Mê truyệnđâm mụ mẫm mất rồi. Mỗi năm, tôi chỉ được ăn cơm hàng vào mùa đông, còn mùa nắng thìcơm nắm ở nhà mang đi. Ve sầu đã kêu ra rả trên cây me tây dọc đường Cổ Ngư. Lại vào hè rồi.Cái cặp tôi phồng lên nắm cơm. Mặt cái cặp da về vệt thâm từng đám vết nước cà muối, cuamặn. Tôi cứ tưởng như thình lình chợt đến cái hôm ăn cơm nắm mà tôi chẳng biết trước. Tiêuhết mất tiền cơm cái tuần lễ sau cùng ấy rồi. Biết làm thế nào, buổi trưa, tôi quanh quẩn ngoàibãi trên bờ sông. Không lên hàng bà Hai. Cũng chẳng dám lảng vảng thò mặt đến đầu đườngxuống Ngũ Xã. May quá, xế trưa trở về Thụy, mẹ con bà Hai về đằng đường Quan Thánh, khôngđi qua đây. Tôi còn thiếu của bà Hai cả thảy một hào ba tiền cơm...

Có đến một tháng đã qua.

Rồi chẳng biết thằng khoảnh ác nào đã mách nhà tôi cho bà Hai biết. Một hôm chủ nhật,tôi đương ngồi trong xó cột nghiền Tái sinh duyên hay Tục Tái sinh duyên chi đó. Đương mê,chợt ngẩng lên thấy bóng bà Hai đội cái nón kinh bước vào qua cổng.

Tôi đứng lên, ngây mặt ra.

Bà Hai hỏi tôi:

- Cậu Sen đấy à? Có ai ở nhà không?

U tôi ra mời bà Hai vào nhà. Bấy giờ u tôi mới biết mặt bà Hai hàng cơm tôi vẫn ăn mọikhi. Bà Hai đon đả cười nói, nhưng chắc là u tôi đương đoán ra thế nào rồi. Tôi định lảng chânlủi ra ngõ. U tôi lừ mắt, trỏ tay xuống bếp. Tôi lủi thủi vào đấy. Lát sau, u tôi tiễn bà Hai ra.

Tôi còn nghe tiếng u nói:

- Cháu làm bà mất công lên tận đây, thật không phải.

- Thôi bà cũng đừng mắng mỏ cậu ấy, trẻ người non dạ mà.

Bà Hai đi khỏi đã lâu rồi, u tôi lặng lẽ xuống bếp. Tôi tưởng u tôi đã cầm sẵn cái "que dò",tôi sắp được ăn cả chục cái quật vào lưng như mọi lần. Nhưng không. U tôi hỏi khe khẽ:

- Mày có biết thương u không?

Rồi u tôi ứa nước mắt. Bỗng nhiên tôi không sợ đòn như mọi khi nữa. Tôi vừa mủi lòng,lại vừa cảm thấy tôi đã lớn rồi.

Chuyện Cũ Hà Nội (Tập 1) - Tô HoàiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ