ĐỂ KO BIẾN MÌNH THÀNH KẺ NGỐC

197 5 1
                                    

Bạn có tin, những bài học này sẽ giúp chúng ta trở nên bớt ngốc nghếch dù IQ của bạn là bao nhiêu?

Nếu bạn định phản bác nhận định "Kể cả những người thông minh nhất cũng có lúc trở nên ngớ ngẩn", hãy đọc câu chuyện sau đây.

Người được mệnh danh là thông minh nhất nước Mỹ - Benjamin Franklin rất nổi tiếng với ý tưởng dùng điện nướng một chú gà tây như một trò ảo thuật.

Ý tưởng kì quặc này rất thành công. Trong một lần biểu diễn trò ảo thuật này, Franklin đã mất tập trung và mắc phải một lỗi cơ bản - đó là chạm vào một đồ vật kim loại khi ông đang dùng điện để nướng gà.

Tai nạn điện giật đã xảy ra và những người chứng kiến đã kể lại rằng, họ thấy một tia chớp lóe lên cùng âm thanh như tiếng súng lục.

Rõ ràng là thông minh không đồng nghĩa với không bao giờ mắc sai lầm. Tương tự, một bác sĩ có kỹ năng hoàn hảo nhưng vẫn có thể làm chết người do sơ suất quên rửa tay, để quên dao, kéo trong người bệnh nhân...

Giáo sư Robert Sternberg của Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng, nền giáo dục hiện nay không dạy chúng ta cách sống, cách suy nghĩ đúng đắn để có thể áp dụng trong suốt cuộc đời.

Những kì thi chuẩn hóa chỉ phản ánh được điểm số. Điều này dẫn đến những lứa học sinh có thể là kỹ sư tài ba nhưng thiếu kiến thức xã hội - điều căn bản trong cuộc sống hàng ngày.

Sternberg và những cộng sự đang đấu tranh cho một hệ thống giáo dục mới có thể dạy con người suy nghĩ hiệu quả hơn, bên cạnh những kiến thức học thuật truyền thống.

Những bài học này sẽ giúp chúng ta trở nên bớt ngốc nghếch dù IQ của bạn là bao nhiêu.

1. Ý thức về "điểm mù" của mình

Không ít người thầm nghĩ trong đầu rằng mình thực ra thông minh hơn những người khác, chí ít là trên mức trung bình? Thậm chí, những suy nghĩ "ảo tưởng" như trên xuất hiện thường xuyên nhất ở người kém thông minh nhất.

Trong đầu họ sẽ biện minh cho trí thông minh của mình bằng điểm số trên lớp, điểm trong các bài kiểm tra IQ hay bài trắc nghiệm giải đố...

Bạn có khuynh hướng tìm bằng chứng có lợi cho việc khẳng định mình thông minh và lấp liếm bằng chứng ngược lại, sau đó phủ định lỗi tư duy của mình.

Sự thực là chúng ta đều có những tư duy lệch lạc một cách vô ý thức như vậy. Tuy nhiên, ngành tâm lý học nhận định rằng qua luyện tập nhìn ra điểm yếu của mình thường xuyên, chúng ta sẽ phát hiện và cải thiện được những lỗi tư duy đó.

2. Học cách khiêm tốn

Nhà thơ Alexander Pope ở thế kỷ XVIII từng cho rằng, một người không nên xấu hổ về những sai lầm trong quá khứ của mình, bởi anh của ngày hôm nay sẽ tốt hơn so với ngày hôm qua.

Trong ngành tâm lí học, những suy nghĩ kiểu đó được gọi là suy nghĩ mở, hay suy nghĩ một cách phóng khoáng (Open-mindedness).

Đây là thước đo cho khả năng đối mặt của con người trước tình huống có thể xảy ra rủi ro nhưng buộc phải lựa chọn; giúp ta suy nghĩ linh hoạt, dễ dàng tiếp nhận thông tin hữu ích mới.

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now