KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀU TÂM LÝ THÚ VỊ TRONG MỖI CON NGƯỜI
Con người chúng ta là một trong những sinh vật còn tồn tại nhiều bí ẩn nhất trên Trái Đất. Có nhiều điều kỳ lạ, thú vị về cơ thể, bộ não, tâm lý của chính mình mà dù phát triển rất nhiều nhưng con người với hiểu biết khoa học cũng chỉ có thể giải thích được một phần nào đó mà thôi. Hãy cùng khám phá 15 bí ẩn tâm lý trong mỗi con người, mà khi đọc xong bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thú vị, hữu ích.
1. Chúng ta chỉ có thể nhớ 3-4 việc cùng một lúc
Có một khái niệm trong tâm lý học gọi là 'Số bảy ma thuật, cộng hoặc trừ hai', theo đó một cá nhân không thể cùng một lúc lưu giữ nhiều hơn 5-9 mẩu thông tin trong đầu. Một số lượng lớn các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn của con người chỉ 20-30 giây và sau đó biến mất, trừ khi chúng ta lặp lại nhiều lần và học thuộc. Mặc dù đa số chúng ta có thể nhớ khoảng bảy con số trong một thời gian ngắn nhưng vô cùng khó khăn để nhớ mười hoặc hơn thế. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng hầu hết mọi người đều chỉ giữ khoảng 3-4 mẩu thông tin trong đầu của họ tại một thời điểm. Một ví dụ điển hình cho điều này như sau: khi bạn đã cố gắng để ghi nhớ một số điện thoại nào đó gồm 10 hay 11 số, bạn thường chia nhỏ số điện thoại ra để ghi nhớ từ từ chứ không thể nào thuộc một loạt 10 hay 11 số liên tục.
2. Chúng ta chỉ có thể tập trung cao độ vào điều gì đó khoảng 10 phút
Ngay cả khi bạn đang ở một cuộc họp hoặc đang học, bạn quan tâm đến chủ đề này và các diễn giả thể hiện nó một cách hấp dẫn, nhưng bạn chỉ có thể tập trung vào những gì đang diễn ra rất tốt trong 7 -10 phút. Sau thời điểm này, sự chú ý của bạn bắt đầu giảm và bạn thực sự cần phải nghỉ ngơi để bộ não làm việc hiệu quả trở lại.3. Chúng ta mất khoảng 66 ngày để hình thành một thói quen
Khi chúng ta muốn phát triển 1 thói quen, ví dụ như ăn trái cây hằng ngày hoặc đi bộ 10 phút hằng ngày, nó có thể phải mất hơn 2 tháng lặp đi lặp lại hành động đó trước khi hành động đó trở thành 1 thói quen.
Dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bỏ qua 1 ngày không thực hiện hành động thì nó cũng không làm tổn hại đến kết quả lâu dài, nhưng những gì lặp đi lặp lại thời gian đầu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tự động hóa của hành vi.
Và không may là không có kiểu thay đổi nhanh chóng, chỉ cần 21 ngày để hình thành nên 1 thói quen mới, trừ khi bạn chỉ có 1 mục tiêu duy nhất trong cuộc sống là uống nhiều nước mỗi ngày.
3. Chúng ta thích dự đoán các sự kiện trong tương lai
Chúng ta không giỏi dự đoán tương lai. Nhưng chúng ta làm điều đó rất thường xuyên, và tỏ ra tin tưởng vào những điều bản thân mình dự đoán dù dự đoán đó là tích cực hay tiêu cực. Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường tin vào một điều tích cực trong tương lai sẽ khiến họ hạnh phúc hơn những người luôn có suy
nghĩ tiêu cực, tưởng tượng những điều tồi tệ nhất sẽ đến với mình.4. Chúng ta thường đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh chứ ít khi nhận lỗi về mình
Khi bạn phải chờ đợi ai đó trong một cuộc họp quan trọng và họ tới trễ thì bạn liền vu cho họ thiếu trách nhiệm và vô tổ chức.Nhưng tại thời điểm khác khi bạn là người đến muộn, bạn thường đổ lỗi cho hoàn cảnh (ùn tắc giao thông) chứ ít khi nhận lỗi về mình. Trong tâm lí học gọi đó là lý thuyết quy kết (attribution theory).
5. Làm nhiều việc cùng một lúc gây hại sức khỏe
Nghiên cứu cho thấy rằng, trong thực tế, để có thể làm hai hoặc ba thứ cùng một lúc chúng ta phải rất tập trung. Vừa đi bộ vừa nhắn tin, tranh thư gửi email khi đang họp, "nấu cháo" điện thoại khi đang làm bữa tối... một số người vì quá bận rộn luôn ôm đồm công việc như vậy vì cho rằng nếu họ chỉ làm đơn lẻ từng việc một thì có vẻ như là quá xa xỉ hoặc phí thời gian. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chính điều đó lại không hiệu quả, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
6. Bộ não chúng ta chỉ là hoạt động khi chúng ta ngủ
Khi bạn đang ngủ và mơ, não của bạn bận xử lý và tổ chức tất cả các thông tin mà bạn đã tiếp thu nó trong ngày hôm trước. Nó tạo ra mối liên hệ giữa các thông tin đã nhận và quyết định sẽ nhớ những gì và những gì sẽ quên đi.