Phần Không Tên 32

88 1 0
                                    

HÀNH TRÌNH TỪ 0 --> 10 ĐIỂM THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA

Tôi đã từng mất gốc môn...Hóa Tôi bắt đầu môn Hóa với một sự thất bại thảm hại. Năm tôi học lớp 9, lớp tôi là lớp chọn nên hầu như mọi người đều được chọn vào các đội tuyển thi học sinh giỏi. Bản thân tôi thích môn Vật lý, tuy nhiên các bạn trong đội tuyển Lý đã học hết từ hè. Hè thì tôi phải làm thêm phụ giúp gia đình nên không đi học được. Đến khi đăng ký thì cô giáo không đồng ý và tôi đành chọn môn Hóa. Buổi đầu tiên đi học là buổi kiểm tra chất lượng. Đọc đề...tôi tá hỏa vì mình chẳng biết gì. Các bạn chắc là hình dung được khuôn mặt tôi thế nào khi tôi cầm đề kiểm tra chứ? Tôi cảm thấy sống lưng lạnh và toát mồ hôi, mặc dù hôm đó rất mát. Và kết quả thì các bạn cũng đoán được. Một điểm 0 tròn trĩnh, điều đáng nói là tôi vào đội tuyển học sinh giỏi Hóa. Tôi thực sự buồn...vì chưa bao giờ tôi bị điểm 0 như thế này. Nhưng tôi vẫn hi vọng là do mình chưa ôn lại nên thế. Tôi bắt đầu đọc lại sách và hi vọng là sẽ khá hơn...

Buổi học thứ hai, cô giáo cho bài tập. Tôi chưa kịp đọc xong đề thì gần như ngay lập tức đã có đáp án của các bạn xung quanh tôi. Các bạn khó có thể hình dung mặt tôi lúc đó trông dài đến thế nào đâu. Tôi nhận ra rằng mình thực sự đã mất gốc môn Hóa. Các bạn cùng đội tuyển làm rất nhanh, và gần như không cần đọc đề. Tôi không hiểu vì sao các bạn lại làm được nhanh như thế. Tôi có hỏi một bạn ngồi cạnh. Bạn tôi nói rằng bài dạng này làm cả tháng trước khi vào đội tuyển rồi. Tôi thực sự ngỡ ngàng.

Và...bước ngoặt chính là...LẶP : Tôi trở về nhà và bắt đầu suy nghĩ. Cạnh nhà tôi có một cô bé khoảng 16 tháng tuổi. Cô bé đó cứ nói chuyện cả ngày kể cả nói ngọng nhưng mọi người thì không mắng mà chỉ vui vẻ nói chuyện lại. Tôi nhận ra rằng bạn tôi nói đúng. Chỉ khi chúng ta lặp lại số lần đủ lớn thì ta mới có thể làm việc một cách nhuần nhuyễn được. Tôi lấy sách Hóa ra đọc. Tôi đọc đi đọc lại định nghĩa nồng độ dung dịch hàng trăm lần cho đến khi tôi hiểu thật rõ nó, đến khi tôi nhắm mắt mà vẫn có thể tưởng tượng mình đang nhìn thấy các dòng chữ định nghĩa về nồng độ. Cả tháng đó tôi chỉ làm ba bài tập cơ bản về nồng độ, tính theo phương trình hóa học và vài phản ứng của HCl và NaOH. Tôi nhẩm lại các bài tập và tưởng tượng mình đang viết lời giải trong đầu ra một cách đơn giản. Tôi nhẩm trong lúc đi học, lúc tắm, ngay cả lúc đi vệ sinh...

Chiến đấu...đến cùng Một khó khăn đối với tôi là tôi phải dạy từ 4 giờ sáng để làm việc giúp gia đình, 6 giờ đi học. Học đến 12 giờ về đến nhà. Nếu buổi chiều đi học thì sau khi ăn cơm xong tôi phải làm tiếp đến 1 giờ 30 thì đi học. Đi học về thì làm tiếp đến 7 giờ tối. Còn nếu buổi chiều được nghỉ thì tôi được nghỉ trưa 30 phút và làm đến 7 giờ. Tắm rửa, ăn cơm tối xong, 8 giờ tôi mới bắt đầu vào bàn học. 10 giờ tối là mẹ tôi giục đi ngủ để sáng mai dạy sớm làm việc. Như vậy tôi chỉ có 2 tiếng tự học mỗi ngày. Đó thực sự là một thử thách với tôi. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nghĩ cách học càng nhanh càng tốt, càng có nhiều thời gian học hơn càng tốt vì tôi đang ở trình độ thấp nhất trong đội tuyển. Tôi tiết kiệm thời gian bằng cách khi học các môn học khác tôi đọc trước ở nhà khoảng 10 phút nên khi thầy cô giảng tôi học rất nhanh. Tôi tập trung hoàn toàn vào bài giảng của thầy cô để khi về nhà không cần học lại mà vẫn nhớ bài. Giờ ra chơi là tôi ngồi làm bài tập về nhà. Còn riêng môn Hóa thì tôi luôn đặt lên hàng đầu. Khi học các bài mới thì tôi luôn liên hệ với bài tôi đã học. Đi đâu tôi cũng nghĩ về môn Hóa, về các bài tập để xem chúng liên hệ với nhau như thế nào. Tôi mua một cuốn vở để ghi chép những điều chưa hiểu, những phản ứng đặc biệt, những điều tôi nghĩ ra mà sách không nói rõ và thường xuyên tôi đọc lại.

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now