Phần Không Tên 72

51 0 0
                                    

Thông thường, đều xuất phát từ việc lý trí bị những cảm xúc nội tâm không tốt chi phối. Người mà có thể kiểm soát những cảm xúc bất thuần này thì còn mạnh mẽ hơn cả một vị tướng giữ thành. Nước sâu thì dòng chảy chậm, .

Phải mất 2 năm học nói và thêm 10 năm học im lặng, mới thấy được nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. Dưới đây là 10 nghệ thuật nói chuyện trong cuộc sống của người xưa mà bạn rất cần học hỏi:

Im lặng cũng là một cách nói.

1. Việc gấp, từ từ nói. Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, hãy bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành. Cách nói này sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng thêm tín tâm đối với bạn.

2. Việc nhỏ, nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, nó sẽ khiến người nghe không cảm thấy cứng nhắc, không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở mà còn .

3. Việc chưa hiểu rõ, cẩn thận mà nói. Đối với những việc chưa nắm rõ, nếu không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, nhưng khi đã quyết định nói thì bạn phải diễn đạt cẩn thận, cân nhắc từng lời. Những lời này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.

Lời nói có thể để lại sẹo trong lòng người khác.

4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh. Con người ghét nhất lối ăn nói hàm hồ, nếu là người không bao giờ nói năng tùy tiện, biết cân nhắc thiệt hơn, phải trái trước khi nói, bạn sẽ khiến mọi người cảm , có tu dưỡng, chăm chỉ, và có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu "không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm", thế nên bạn không nên hứa làm điều gì mà chưa chắc bản thân có thể làm được. Điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người "nói là tin, làm là được", và sẽ đặt hết niềm tin vào bạn.

6. Việc tổn thương người khác, đừng nói. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác, đặc biệt là người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, theo đó tình cảm gia đình ngày thêm gắn bó.

Đã biết lời nói sẽ làm đau người khác, tại sao còn nói ra?

7. Với những việc đau lòng, không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, họ sẽ muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai cũng nói, thi vô tình điều này sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh tâm nghi ngờ và xa lánh. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ lên người khác.

8. . Giữa người với người cần phải có khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. . Bạn nên lắng nghe quan điểm hoặc cảm nhận của người khác đối với mình, theo đó họ sẽ thấy ấn tượng về bạn, đồng thời việc này cũng biểu hiện rằng bạn là một con người thấu tình đạt lý.

Chớ vội bịt tai khi nguời khác đánh giá về mình.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng. Đặc biệt là khi con bạn còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định để nói rõ mọi chuyện với chúng. Điều đó có thể giúp bạn gây thiện cảm với các con, qua đó chúng sẽ coi cha mẹ như những người bạn.

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now