NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ GIÚP CHO VIỆC GHI NHỚ VÀ HỌC TẬP HIỆU QUẢ

103 0 0
                                    

 Yếu tố tâm lý: theo Anthony Robbin thì:

"Tâm lý sẽ quyết định 80% thành công, còn lại 20% là phương pháp". Yếu tố tâm lý quan trọng đó là thái độ và niềm tin. Nhiều lúc tôi cứ thắc mắc không biết sao mấy bạn trong lớp sao mà học tốt vậy? Họ có cách học gì? Làm thế nào để mình cũng có thể học tốt được như vậy? Thế nhưng tôi đã chỉ tập trung vào 20% và quên rằng chính cái yếu tố tâm lý chiếm 80% kia mới là vấn đề chính. Sở dĩ mình chưa học tốt được bởi vì thái độ học tập của mình còn thiếu nghiêm túc, dường như chỉ học để thi cử. Còn những bạn kia, có lẽ họ có thái độ học nghiêm túc và học tập với mục tiêu giành học bổng hay bằng giỏi khi ra trường.

Jim Rohn ông ấy có một câu nói rất hay như thế này: "Nếu bạn thực sự muốn làm, bạn sẽ tìm ra phương pháp, còn nếu không, bạn sẽ tìm những lý do".

Chẳng hạn như bạn thực sự khao khát muốn học chơi Guitar, bạn sẽ quyết tâm học bằng cách chẳng hạn như tham gia lớp học hay clb guitar, lên Youtube xem các video dạy chơi guitar,... Còn ví dụ bạn không muốn học tiếng Anh bạn sẽ đưa ra nhiều lý do như: tiếng Anh khó học, mình đã học nhiều rồi mà cũng chẳng nhớ, hay sau này công việc của mình cũng không cần đến tiếng Anh mình cũng chẳng cần dùng đến tiếng Anh, có gì thì dùng google dịch, ... Và rồi bạn mãi chẳng chịu học tiếng Anh dù rằng biết nó sẽ có ích.

Bạn có thể thấy bạn học tốt môn nào khi mà bạn thích học môn đó còn những môn mà bạn ghét thì dù cố nhồi nhét vào đầu rồi cũng mau trong quên. Chẳng hạn như bạn thích, đam mê về nấu ăn bạn sẽ học được nhanh chóng, dễ dàng nhiều món ăn. Còn ví dụ bạn ghét cái môn Triết học thì bạn cố học để thi môn này nhưng dường như học rồi mau chóng lại quên.

Việc giữ một tâm lý thoải mái khi học là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập. Bạn cũng có thể thấy vào những ngày gần thi căng thẳng và áp lực, bạn cố gắng học thật nhiều nhưng hiệu quả thì cũng không được cao.

- Sự hình dung, tưởng tượng. Giả sử tôi bây giờ bảo bạn đọc cuốn "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" qua một lần sau đó bảo bạn kể lại những gì mà bạn nhớ trong câu chuyện, chắc hẳn bạn sẽ nhớ được nhiều. Tuy nhiên nếu bảo bạn cũng đọc qua 1 lần cái bài triết học nào đó trìu tượng rồi nhắc lại thì dường như cho dù bài đó ngắn hơn nhiều so với câu chuyện đó nhưng bạn lại nhớ được ít hơn. Sở dĩ vậy vì câu chuyện có những bối cảnh, nhân vật, các hoạt động bạn có thể dễ dàng hình dung, tưởng tượng ra được còn cái bài triết học kia thì trìu tượng khó hiểu.

- Sự liên kết: bản chất của việc ghi nhớ đó là liên kết những thứ mới với những thứ đã có trong đầu, sự liên kết càng chặt, bạn càng nhớ lâu. Tôi đã từng xem những kỉ lục gia trí nhớ, họ nhìn 1 dãy mấy chục chữ số 1 lần sau đó học đọc lại đúng dãy số đó theo cả chiều xuôi và ngược. Bí quyết của họ là chuyển những con số đó thành những hình ảnh mà họ đã gán với con số đó sau đó liên kết những hình ảnh thành 1 câu chuyện.

- Cảm xúc: chắc hẳn bạn nhớ rất rõ những sự kiện đầy cảm xúc như: một buổi sinh nhật vui vẻ, lần đầu hẹn hò, một chuyến du lịch đáng nhớ hay cả những chuyện buồn đau. Những sự kiện đó được lưu trữ trong kho kí ức của tiềm thức, cảm xúc càng mạnh, bạn càng nhớ rõ. Điều đáng buồn là hầu hết chúng ta thường lưu trữ nhiều những cái buồn đau hơn vui vẻ và nhiều khi nó thành những nỗi ám ảnh hay những chuyện buồn theo bám dai dẳng.

SỰ TẬP TRUNG
Bộ não của bạn không thể xử lý quá nhiều thông tin trong cùng một lúc, do vậy việc giữ được sự tập trung khi học là điều rất cần thiết. Cũng giống như việc bạn đun một siêu nước mà luôn bị gián đoạn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và năng lượng mới đun sôi được nước thì việc học mà bạn hay bị mất tập trung bạn sẽ rất lâu mới thuộc được.

SỰ THỰC HÀNH
Có câu "Học đi đôi với hành". Ngày trước, tôi đã nhớ rất nhiều những công thức Toán Lý Hóa Sinh, nhiều những kiến thức về mấy môn đó vì ngày đó học xong thường làm bài tập, làm đề thi thử. Nhưng chỉ sau khi thi đại học 1 thời gian không động đến nữa tôi đã nhanh chóng quên đi gần hết những cái mà mình đã từng thuộc làu làu trước đó.

SỰ LUYỆN TẬP
Các bậc thầy về trí nhớ không phải họ sinh ra đã có 1 trí nhớ siêu phàm (nếu có thì cũng rất hiếm). Họ có được trí nhớ tốt là nhờ quá trình rèn luyện thường xuyên, họ áp dụng những phương pháp ghi nhớ vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

SỰ LẶP LẠI
Giống như là nét vẽ trên bề mặt cát của sa mạc sẽ dễ bị xóa mờ bởi những cơn gió, thời gian, những điều bạn học cũng dễ bị xóa mờ bởi thời gian nếu không được lặp lại. Việc lặp đi lặp lại giúp cho việc chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.

HÌNH ẢNH
Bây giờ bảo bạn nghĩ đến một con mèo chắc hẳn trong đầu bạn hiện ra hình ảnh một con mèo chứ không phải là các chữ cái M-È-O. Bạn ghi nhớ các từ ngữ là thông qua hình ảnh và có lẽ đọc truyện tranh bạn nhớ được nhiều hơn là truyện mà chỉ toàn là chữ.

MÀU SẮC
Màu sắc cũng sẽ giúp ích cho ghi nhớ vì nó do bán cầu não phải chi phối. Bạn có thể thấy SGK của học sinh tiểu học thường có rất nhiều hình ảnh đầy màu sắc và sinh động giúp trẻ học tốt hơn, nhưng đáng tiếc vì mình thấy càng lên những cấp trên thì sách càng ít hình và nhiều chữ lên.

GIÁC QUAN
Việc kết hợp nhiều giác quan sẽ giúp bạn nhớ được nhiều hơn. Chẳng hạn như bạn vừa đọc sách vừa nghe Audio cuốn sách đó sẽ nhớ tốt hơn là chỉ đọc hoặc nghe.

Theo nghiên cứu thì việc chỉ đọc, bạn tiếp thu được 10%, khi nghe giảng, bạn tiếp thu được 20%, xem hình ảnh tiếp thu được 30%; khi xem Video tiếp thu được khoảng 50%, tham gia và thảo luận tiếp thu được khoảng 70%, còn khi áp dụng vào thực tế hiệu quả tăng lên đến 90%

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now