4 CÁCH GHI NHỚ

164 2 0
                                    

 1. Buộc bản thân nhớ bài Rất khó để nhớ được hết những bài học đã qua, nhất là những bài mà bạn không cảm thấy hứng thú khi học. Trong thực tế, phương pháp buộc bản thân phải nhớ bài khi học tập là rất khó nhưng nếu bạn làm được thì đó là phương pháp học rất hữu hiệu bởi bạn hoàn toàn có thể tập trung và quyết tâm đẩy bản thân phải mạnh mẽ, vượt qua những giới hạn của chính mình. Khi đó, bạn tiếp tục cố gắng để nhớ một đoạn thông tin, ngăn chặn quá trình lãng quên, giúp củng cố trí nhớ và hằn sâu những thông tin đó vào bộ não của bạn.

  Một chiến lược tốt hơn là kéo dài thời gian nỗ lực của bạn để lưu trữ thông tin, thay vì nhồi nhét tất cả vào khoảng một vài phút. Bằng cách đó, bạn cho phép bản thân quên 1 số thông tin và bạn nỗ lực để nhớ những thông tin này sau. Điều thú vị là theo một cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 11% sinh viên đại học thực hành nhớ lại thông tin khi học tập. 2. Đừng dễ dãi với chính mình Đây cũng là một cách làm thể hiện nỗ lực trong học tập. Một nghiên cứu cho thấy rằng bạn nên trộn lẫn các loại vấn đề cần giải quyết. Những học sinh đã giải quyết các vấn đề toán học trong một định dạng "xáo trộn", nghĩa là vừa làm toán vừa làm việc khác hoặc làm hình học và đại số lẫn lộn sẽ học được nhiều hơn và ghi nhớ bài học tốt hơn. Giải quyết lẫn lộn các bài học có thể giúp bạn duy trì cảm hứng học tập thay vì bế tắc ở 1 bài học nào đó trong thời gian dài. Tuy nhiên, học sinh khi sử dụng phương pháp này có thể cảm thấy không hiệu quả, đây có thể là lý do tại sao nó rất ít khi được sử dụng trong trường học, nhưng cuối cùng cách làm này dẫn đến việc tích lũy nhiều tri thức hơn trong thời gian dài. 3. Không thuộc một cách lưu loát Khi bạn đang đọc một cái gì đó và nó cảm thấy dễ dàng, những gì bạn đang có là sự lưu loát. Nhưng nó không thực sự tốt. Ví dụ: khi đến sân bay, bạn được thông báo phải đi qua cổng A để lên máy bay, bạn nghĩ rằng cổng A là rất dễ nhớ. Nhưng sau khi nhận được thông báo đó, bạn dùng điện thoại, bạn đi ăn uống rồi đến khi quay lại bạn sẽ không nhớ về thông báo đó nữa. Thay vì vậy, hãy nhớ bằng cách đặt câu hỏi: Cần phải đi cổng nào? Cổng A. Như thế sẽ dễ dàng hơn là học vẹt. 4. Kết nối điều mới để những điều cũ Bạn có thể giải thích về các kiến thức đã học một cách đơn giản, bạn càng dễ nắm bắt những kiến thức mới và kết nối chúng với nhau sẽ bạn nhớ lâu hơn. Khi liên hệ các kiến thức mới với kiến thức cũ, bạn đang xây dựng được một hệ thống kiến thức, điều này giúp bạn nhớ mọi thứ theo logic. Để thực hiện được phương pháp này, bạn nên liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống. Nếu bạn vừa học được về vần lưng, vần chân, bạn có thể đọc những bài thơ có bắt vần loại đó. Nếu bạn vừa học về sự truyền nhiệt, bạn có thể nghĩ về cách thức một tách cà phê ấm áp của phân tán sự ấm áp vào bàn tay của bạn vào một ngày mùa đông lạnh.

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now