Phần Không Tên 126

59 0 0
                                    

  10 VIỆC NHỎ GIÚP BẠN PHÁT TRIỂN BẢN THÂN HƠN MỖI NGÀY  

  1. Lên mạng để học hỏi  

Ngày nào mà bạn chẳng lên mạng chơi, nhưng nếu chỉ để lướt Facebook, coi hình chó xinh mèo đẹp thì chẳng bao giờ bạn thông minh hơn được đâu. Trên mạng có rất nhiều nguồn để bạn học hỏi, từ sách vở tài liệu cho đến những bài viết, video clip. Bạn có thể học được rất nhiều trên internet, chẳng tốn xu nào mà có khi còn tiết kiệm được tiền do shopping online.

2. Viết xuống những gì bạn học được

Bạn có thể không cần viết nhật ký sự kiện và tâm trạng, nhưng hãy cố gắng tạo thói quen viết xuống những điều mới mẻ mà bạn học được mỗi ngày, khoảng 400 chữ là lý tưởng lắm rồi. Bạn viết bằng gì cũng được, nhưng viết tay thì sẽ luôn nhớ lâu hơn gõ máy tính, và nhớ là bạn phải gõ nhé, không phải copy-paste đâu.

3. Ghi danh sách việc đã làm xong

Sự thông minh mang lại sự tự tin và hạnh phúc, vì vậy hãy tăng cả hai cảm xúc đó bằng cách viết danh sách những việc bạn đã làm xong thay vì những việc bạn chưa làm. Danh sách công việc đã hoàn thành đem lại hứng khởi cho bạn và tạo động lực cho bạn tiếp tục cố gắng hoàn thành những công việc khác.

4. Chơi game

Chơi cờ hay giải đố không chỉ vui mà còn giúp luyện não rất tốt. Ô chữ, nối điểm, nối 3 hình (như Candy Crush), 2048 hay bất kỳ trò chơi giải đố nào trên máy tính hay điện thoại đều được. Hoặc bạn có thể thử chơi Lumosity, là một loạt trò chơi được thiết kế đặc biệt cho việc luyện não – theo khoa học hẳn hoi nhé.

5. Chơi với bạn giỏi hơn mình
Việc này đúng là hơi đụng chạm tự ái nhưng chơi với bạn giỏi hơn mình là cách nhanh nhất để học hỏi, và bạn cũng có động lực học để "thoát nhục" nữa. Hãy luôn ở cạnh những người thông minh, bạn có từng nghe nói rằng IQ của bạn là trung bình cộng của 5 người gần gũi nhất với bạn không?

6. Đọc nhiều

À, chuyện này thì quá hiển nhiên và dễ hiểu. Đọc là cách mọi người trên đời thu nạp thông tin và kiến thức cho mình. Bạn có thể đọc sách, đọc truyện, đọc tài liệu; tuỳ theo nhu cầu bạn muốn hiểu sâu hay rộng để bạn chọn đọc về lĩnh vực mình đang theo đuổi hay thử dấn thân sang một lĩnh vực hoàn toàn khác. Nhưng nói chung, cứ đọc càng nhiều thì bạn càng có nhiều chữ trong đầu.

7. Giải thích

Có một cách thử để biết rằng bạn đã hiểu thấu đáo một vấn đề mà bạn đọc hay học được chưa, đó là giải thích điều đó cho người khác nghe. Nếu bạn không thể diễn giải nó một cách đơn giản dễ hiểu thì tức là bạn hiểu về nó chưa đủ, kiến thức bạn có được chưa đủ khắc vào trí nhớ hoặc các chi tiết chưa đủ để liên kết chặt chẽ với nhau.
Với tất cả mọi điều bạn học, dù lớn hay bé, hãy cố gắng nhớ đủ để bạn luôn có thể dễ dàng giải thích lại cho bạn bè của mình. Đó cũng là cách đơn giản để học một điều mới, hãy dạy lại những gì bạn học cho một người khác.

8. Thử làm gì đó mới mẻ và ngẫu hứng

Nếu bạn thích thứ gì đó thì cứ học hoặc làm đi, chẳng cần nó phải liên quan đến những gì bạn đang làm hay những gì bạn muốn hướng đến vì bạn sẽ chẳng thể nào biết được cái gì sẽ hữu ích trong tương lai.
Lấy một ví dụ nhé: Steve Jobs đã theo học một khoá viết chữ đẹp sau khi ông bỏ học, nghe chẳng có vẻ gì liên quan phải không? Nhưng sau này, ông là người tiên phong sáng tạo ra dòng máy tính có font chữ riêng đầu tiên trên thế giới, và là một nét rất riêng trong thiết kế thanh lịch của máy tính Mac. Vậy nên, cứ thử đi, biết đâu cái thứ chẳng liên quan đó lại sẽ là một điểm nối quan trọng trong tương lai của bạn thì sao? Mà nếu không thì biết nhiều cũng tốt mà.

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now