Dại dột lớn nhất của người cả nể

10 0 0
                                    

Ở tuổi đôi mươi, tôi dám nói chuyện chính trị trong hội trường hàng ngàn người nhưng không thể từ chối lời mời rượu của một người lạ ở quán bar. Tôi có thể trình diễn nhạc cụ dù khán phòng chỉ còn một khán giả chăm chú nhưng không thể nói với bạn mình rằng tôi cảm thấy tổn thương vì lời cô ấy nói. Tôi có thể đứng ra kinh doanh, công khai ủng hộ điều luật mới được Quốc hội thông qua, chia sẻ những bài thơ ướt át trên Facebook nhưng lại chẳng thể tự bảo vệ mình mỗi khi vướng vào xung đột với ai đó.

Dại dột lớn nhất của người cả nể là luôn đặt lợi ích của người lên trên lợi ích của mình: Chỉ khi dám lên tiếng cho bản thân và đặt ra giới hạn, bạn mới là chính mình

Lúc đó, tôi chưa biết rằng việc đặt ra những giới hạn và lên tiếng vì chính mình là thử thách không chỉ mình tôi gặp phải. Tôi cũng không hiểu rằng việc mình không thể đặt ra giới hạn bắt nguồn từ những ngày thơ ấu, là kết quả của việc những nhu cầu tình cảm không được đáp ứng.

Tôi chỉ nghĩ rằng mình chưa đủ cố gắng.

Tôi chất vấn bản thân không thương tiếc vì không thể đặt ra những danh giới. Tôi dành nhiều buổi sáng để viết nguệch ngoạc trong cuốn nhật ký của mình về những sự kiện đã xảy ra vào ngày hôm trước. Có những trích đoạn chưa qua chỉnh sửa như thế này:

"Cô ấy đề nghị thay đổi lịch họp, dù tôi đã hứa với chính mình sẽ không bao giờ lên bất cứ lịch hẹn nào vào sáng sớm nhưng một lần nữa tôi không làm được - cuộc họp diễn ra vào 7:00 sáng. Sao tôi không yêu cầu cô ấy đổi giờ khác nhỉ?"

"Tôi giận anh ta kinh khủng vì cái cách anh ta đã đối xử với tôi. Nhưng hôm qua khi gặp anh ta ở quán café, tôi tỏ ra như chưa có chuyện gì xảy ra. Cái quái gì thế? Tức chết đi được! Làm thế nào để lên tiếng bảo vệ mình bây giờ?"

Bao quanh những đánh giá về chính bản thân mình là một mớ cảm xúc hỗn loạn. Tôi là kiểu người trông chờ vào các liệu trình trị liệu tâm lý, các cuốn sách phát triển bản thân và dành hàng tối để tâm sự với cô bạn thân về những rắc rối trong lòng. Tôi rất thích việc thấu hiểu được chính mình. Nhưng bạn có thể tưởng tượng ra đấy, tôi đã hoàn toàn thất vọng vì không thể hiểu, đừng nói là khắc phục thói quen thích làm hài lòng người ngoài của mình.

Phần lớn thời gian thì ý nghĩ nói không với bạn bè, người thân, người yêu và đồng nghiệp không có chỗ trong đầu óc tôi. Bất kể tôi có cảm thấy khó chịu hay bất an đến đâu, tương lai duy nhất có thể làm tôi an lòng là viễn cảnh tôi làm hài lòng ai đó và rồi nhanh chóng đắm chìm trong tâm lý nạn nhân và sự oán giận.

Đôi lúc khi tôi đủ dũng cảm để tận hưởng khoái cảm của việc từ chối, tôi thấy như có hòn đá đè nặng trên ngực và cổ họng nghẹn lại. Phải khó khăn lắm tôi mới có thể cất lời.

Những người bạn không gặp khó khăn với việc đặt ra các giới hạn tỏ ra hoang mang trước tâm sự của tôi. Với họ, đặt ra giới hạn chỉ như đánh một con muỗi. Nhưng với tôi, nó không khác gì cuộc chiến với một con hổ hung tợn.

Tôi ước ngày xưa mình cũng biết điều tôi biết bây giờ: đặt ra những giới hạn không chỉ là đánh tích vào các ô trong to-do list chăm sóc bản thân. Nó đại diện cho một ma trận phức tạp các vấn đề liên quan đến nguồn gốc gia đình của một người, giao tiếp xã hội, giới hạn niềm tin và quan trọng nhất là mối quan hệ của người đó với chính bản thân họ. Đặt ra giới hạn là bước cuối cùng trong hành trình tự vấn bản thân và là kết quả của quá trình luyện tập miệt mài. Nếu tôi biết điều này nhiều năm về trước, tôi đã có thể trấn an chính mình:

NHỮNG TRÍCH DẪN HAYWhere stories live. Discover now