Phần I: 1.

320 24 31
                                    

Tôi bật dậy khi điện thoại reo báo thức trước lúc nửa đêm. Sau khi rửa mặt cho tỉnh táo, tôi kiểm tra lần chót để xem thử mình không thiếu thứ gì cần cho cuộc gặp này: Điện thoại và cục sạc, tai nghe, quần áo dày, vớ, đồ lót, bàn chải đánh răng, vài cuốn sách đọc hoài chưa xong. Tôi xách ba lô lên và đi xuống cầu thang gọi bác chủ nhà dậy. Bác già rồi, gần bảy mươi, món mén hiền từ, thường gọi là bác Mơ. Nhà trọ tôi giới nghiêm từ mười một giờ. Tôi dĩ nhiên lại phải nói dối rằng "chuyện gia đình" để thuyết phục bác mở cửa. Bác không ừ hử gì, nhìn từ đầu đến chân tôi một lượt, rồi đôi mắt đã thấy nhiều thứ kia nhìn đôi mắt mông lung của tôi vài giây xong dặn tôi đi đường cẩn thận. Khi đã dắt xe ra khỏi nhà, tôi ngoái nhìn lại lần nữa, nhưng của đã bị kéo lại từ bao giờ, nhanh, khẽ, như thể vài giây trước chúng vẫn khép chặt, im ỉm đầy thận trọng. Tôi ngồi lên yên, phóng tầm mắt xuyên qua con hẻm nhỏ, rồi rồ ga nhẹ nhàng. Thành phố im lìm chìm trong giấc ngủ. Những con đường đông đúc vắng lặng như tờ. Tôi bắt đầu cảm thấy cóng người bởi gió bắt đầu lùa qua tóc, tai, làm tê buốt mọi vùng da hở. Mắt kiếng tôi bắt đầu bị mờ bởi hơi thở tôi bốc lên từ khẩu trang, mờ một phần thôi nhưng vô cùng khó chịu. Tôi bực bội dùng tay trái để chỉnh nó lại nhưng nó cứ hở và hơi thở của tôi cứ xộc vào mắt, bám lại trên kính. Thật tình không muốn xuất hành phải mang tâm trạng bực bội như thế! Tôi tấp xe vào lề, gỡ khẩu trang ra vuốt cho nó phẳng phiu rồi lại đeo nó vào. Tình trạng có cải thiện nhưng cái cảm giác toàn thân lạnh mà khí nóng ẩm cứ hắt lên mắt rất là khó chịu. Làu bàu chẳng thay đổi được gì, tôi tập trung vào con đường thênh thang trước mặt. Sago đường to đan lẫn đường nhỏ, chằn chịt như mạng nhện. Ánh đèn đường hiu hắt đồng hành với tôi. Sago trông thật khác biệt. Sự ồn ã, sự nhộn nhịp nhường cho cho sự im lặng, sự chậm rãi. Chẳng ai vội lúc mười hai giờ đêm: Các bác xe ôm người chăn võng ngủ, người nằm bệt xuống thềm quán xá, cơ quan nào đấy, người lại cứ nằm thẳng trên yên xe; Những người lao công mặc đồ dạ quang lặng lẽ hốt rác hàng quán, quét lá rơi và cứ thế chất đầy chất đầy những xe chở rác đẩy tay cũ kĩ kêu ầm ĩ do thiếu dầu; Những con mèo hoang mắt sáng quắc quan sát tôi trừ trên hiên nhà, ban công, thấp thoáng sau những thùng rác hay từ trong những ngõ hẻm âm u kì dị. Thành phô thở đều đều trong cơn say ngủ, thỉnh thoảng cựa mình với những hàng quán, quầy bar mở xuyên đêm, hay những siêu thị tiện lợi lúc nào cũng sáng choang và lạnh tê tái.

Tiếng gió bạt qua mang tai mang lại cho tôi cảm hứng kì lạ. Như thể khúc quân hành ra trận, hay là những đoạn nhạc trong phim khi nhân vật chính bắt đầu chuyến hành trình của cuộc đời mình. Nhưng thực tế tôi chỉ đang đi trốn: Trốn việc, trốn những trách nhiệm, trốn những áp lực, trốn người thương và trốn gia đình mình. Tôi là kẻ vô lương khi cứ thế mà quẳng hết, có điều ai xốc tôi lên khi tôi đang chết chìm bởi đống công việc suốt ba năm qua sau kể từ lúc ra trường? Khi tôi khóc trên giường do phải vứt cọ vẽ đi mà cắn môi đến chảy máu mà đăng kí thi Quản Trị Kinh Doanh? Khi người tôi mến hơn một năm trời dịu dàng nói bằng một phong cách tan chảy trái tim rằng: "Chúng mình chỉ là bạn." lúc tôi tỏ tình hồi năm lớp mười? Không ai cả, mình tôi đối diện chúng, bị chúng giết để rồi tái sinh với trái tim đầy thẹo. Giống khi ta chết, ta luôn chết một mình. Luôn luôn.

Bốn Ngày Ở DalaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ