Phần IV: 6.

24 3 2
                                    

Tôi ngồi tại chỗ mím môi, nhìn chàng rồi nhìn ra đường, hình ảnh bản thân phản chiếu nhợt nhạt trên mặt kính. Tôi định nói, định nêu ý kiến nhưng không bật ra được - lưỡi cứ cứng đờ. Chàng vẫn đẹp, vẫn ngồi đó, lùi vào trong những suy nghĩ của mình, nhưng giờ sao trông mỏng manh đến lạ. Tám năm vững tin của chàng là một khoảng thời gian xêm xêm với bảy năm lạc lõng của tôi, và nhìn chàng kìa! Khác tôi hoàn toàn. Chừng nào tôi mới được như chàng, khi bao thứ còn ngổn ngan trong đầu? Còn loay hoay? Còn sợ hãi? Tôi không nói được. Nhưng tôi chắc một điều nếu tôi nói ra, chàng sẽ nắm tay tôi và kéo tôi đi trên con đường chàng đi. Không, là cánh đồng rạp cỏ không dấu chân người, để rồi chàng tiễn tôi, để tôi hoang mang trong những cơn gió gào, thét lên với tôi: "Tâm cậu phải đi, phải tự đi! Không có lối sẵn mà cậu phải tự đi, tự tạo con đường cho cậu!". Và trước khi tôi nhận ra chàng đã mất hút khỏi cuộc đời tôi.

"Này, vẫn còn suy nghĩ về những điều mình nói hả Tâm?"

Tôi gật đầu.

"Mình biết, sự thật khó chấp nhận lắm, nhất là những sự thật trần trụi như thế. Tuy nhiên mình phải bước tiếp Tâm à. Nếu ước mơ cũ đã chết, thì đừng tốn công nuôi nó ích. Theo mình thấy tốt hơn hết cậu nên bước tiếp, tìm cho mình một hoài bão mới. Bảy năm vừa qua của cậu nhìn vậy chứ không lãng phí đâu. Mình may mắn khi vẫn còn có chị, còn cậu phải một mình chống lại thế giới như vậy..."

Chàng lại nhấp một ngụm trà.

Đúng. Chàng nói đúng. Tự do không phải là cái quyền vì nó luôn ở đó, có sẵn. Nhưng vấn đề là ta có dám nắm lấy nó hay không, dám hi sinh cho no hay không. Tôi đã làm được, một phần, khi chia tay nàng. Nhưng còn bố, còn mẹ, còn sếp: Những thứ định hình tôi trong xã hội thì sao? Đồng nghiệp, bạn bè: Vị thế của tôi trong mắt người khác thì sao? Có đáng? Có bõ? Mới chỉ nàng thôi mà đã đau đớn biết bao nhiêu! Hay đúng như chàng nói thật, chẳng qua là do bản thân không đủ can đảm, chỉ biết ăn mày dĩ vãng, bấu víu quá khứ mà hoài niệm. Không có đường thì rẽ lối mà đi, không có cửa thì đục tường mà tiến. Tâm mày nhu nhược quá lâu rồi. Mày phải hành động. Mày đã làm được một lần thì mày có thể làm được lần thứ hai, thứ ba, thứ n. Nhìn lại bản thân đi Tâm: Bố mày sắp lên Dala này đấy! Mày đã ở nơi trái tim mày nghĩ mày thuộc về thì còn gì phải sợ nữa? Mày đã có thể bỏ về trên những dốc đồi, đã có thể hôn nàng đắm đuối tối hôm qua, có thể sợ hãi dúm dó mà ở trong phòng khách sạn nguyên ngày hôm nay, nhưng không Tâm. Mày đã chọn. Mày không còn đường lùi nữa. Mày hiểu điều này phải không? Lần tới mày nói chuyện với bố, sớm thôi, đó là cực hạn của mày đấy: Nếu mày mà vượt qua được, có giấy phép trưởng thành từ bố, thì đó là tấm vé đến sự tự do của mày. Bằng không, mày sẽ phải xin lỗi Nàng, rồi làm lành, rồi lao vòng xoáy yêu đương ái tình; Mày sẽ không bao giờ có thể rời khỏi cái văn phòng mày luôn nguyền rủa thầm đấy, với Sếp luôn ở đó, làm cánh tay nối dài cho Bố mày; Mẹ mày sẽ mãi nhìn mày sống trong kềm kẹp, ăn năng đau khổ giống bà, và khóc cho mày mỗi đêm; Bố mày dĩ nhiên là người hả hê nhất, sung sướng nhất vì ông cuối cùng cũng đưa mày vào tròng, cứng ngắt, không gỉ, dắt mày mãi cho đến khi ổng chết thì mày đã mất khả năng sống thiếu sợi xích từ quá lâu rồi. Về phần mày, Tâm, tao không biết phải nói gì với mày, nhưng như chàng nói, và cảm giác của mày cho bảy năm cuộc đời vừa qua, tao nghĩ mày hiểu rõ nhất, nhỉ? Tao tin rằng chỉ cần một đêm trằn trọc, trăn trở và nuối tiếc nữa thôi thì mày sẽ tự sát, bằng con dao gọt trái cây cán vàng, đứng trước gương, đâm mạnh vào tim và gục xuống. Mày sẽ đau, nhưng mày thanh thảng vì mày biết cái đâu đấy chỉ kéo dài một chốc rồi thôi, vì cái đau đớn của cuộc đời phi lí này sẽ không thể đày đọa mày thêm bất kì giây phút nào nữa.

Bốn Ngày Ở DalaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ