Chương 10 : kế hoạch chữ quốc ngữ

116 10 0
                                    


Nhưng nói thật tất cả những điều đó đều do sau này người đời sau dựa trên những viết tích còn lại ít ỏi của lịch sử mà suy đoán ra tất cả đều chưa được chứng thực tất cả sẽ chỉ là bí ẩn nếu như Long Cán không đọc được một cuốn bí thư trong tàng thư các của hoàng cung nói về sự ra đời của chữ Nôm.

Hai người cũng tò mò không biết nguồn gốc chữ mà bây giờ mình đang sử dụng bắt nguồn từ đâu bèn hỏi "thưa bệ hạ không biết chữ Nôm nguồn gốc thế nào mong bệ hạ chỉ giáo thêm cho chúng học sinh được mở mang tầm mắt"

Nhìn hai người cũng thực lòng tò mò muốn biết Long Cán bèn nói "chữ Nôm thực sự bắt đầu từ thời Sĩ Nhiếp bắt đầu truyền bá vào nước ta với nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Nói cách khác chữ Nôm vốn chỉ phục vụ cho bọn xâm lược muốn cái trị nước ta ..."

Hai người mải mê nghe Long Cán giải thích cả hai đều vô cùng bất ngờ trước những kiến giải vô cùng sâu sắc của nhà vua, thật không ngờ bệ hạ còn nhỏ tuổi như vậy mà đã có tri thức uyên bác tới nhường này, càng nghe lâu hai người càng khiếp sợ, tuy biết nhà vua vốn là Thông minh từ chuyện câu đố xỏ sợi chỉ qua con ốc hai người cũng biết nhưng hoá ra hai người đã coi thường tri thức của tiểu hoàng đế tất cả những thứ trước kia chẳng qua chỉ là một góc nhỏ của tảng băng chìm mà thôi.

Nhận xét về chữ Nôm hai người nghe Long Cán nói
Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó học, khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Để đọc viết được chữ Nôm đòi hỏi phải có vốn hiểu biết chữ Hán nhất định. Hệ chữ Nôm cũng không có sự thống nhất: có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết, hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Tình trạng này còn do "tam sao thất bản", phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét). Do đó có người nói "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán", "nôm na là cha mách qué".

Về mặt ngữ học thì do âm trong tiếng Việt nhiều hơn số âm trong tiếng Hán (tiếng Việt có 4500 đến 4800 âm; tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1280 âm) nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm rất khó đọc.

Ngẫm lại những lời nói của Long Cán hai người đều gật gù đầu cho là đúng việc này càng làm hai người khiếp sợ, để có thể nhận ra nhược điểm của chữ nôm đòi hỏi người đó phải có hiểu biết sâu sắc về loại chữ này trong khi nhà vua mới học chữ Nôm được bao nhiêu thời gian cơ chứ, theo như hai người biết nhiều nhất nhà vua cũng chỉ mới bắt đầu học tối đa một năm gần đây là nhiều nhất rồi thực ra cũng chỉ được vài tháng. Vài tháng mà đã có thể hiểu bản chất của một loại chữ còn nhận xét được những nhược điểm của nó nữa, phần tri thức và sự thông minh này khiến hai người đổ mồ hôi trong lòng thầm nghĩ "quá giỏi, thật là khó tin htrên đời này lại có người thông minh như vậy"

Nói chung chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy sau khi hai người nghe Long Cán giải thích cả hai đều chung một nhận định như vậy, sự thật này làm hai người trong lòng hụt hẫng khó tiếp nhận hoá ra thứ chữ mà hiện tại mình ngày đêm mệt mài học tập lại tồn tại quá nhiều khuyết điểm như vậy điều này làm cả hai chán nản, nhưng cả nước chỉ có một loại chữ này là chữ quốc ngữ không học chữ Nôm thì làm sao mà viết mà ghi chép chả điều này quyết không thể được.

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ