Kinh thành Thăng Long phía Nam, có một quán rượu rất nổi tiếng với món đặc sản thịt chó ngon nhất vùng đất kinh kì, thường ngày người dân trong thành đến đó rất đông bắt chén giải buồn.
Hôm nay có bốn người trung niên ăn mặc theo lối văn sĩ ngồi khề khà nhìn mây, nhìn nước trao đổi tâm tình.
Trong số bốn người ấy có một người tên lão Nhất, nhân lúc cao hứng, đọc một bài thơ :
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."Một người trung niên khác đặt chén xuống bàn, vuốt râu nhìn lão Nhất rồi hỏi "bài thơ thật hay, lâu nay chúng ta thân thiết với nhau đến bây giờ tôi mới biết anh có tài như thế, không đỗ đạt làm quan quả là đáng tiếc"
Người đàn ông tên lão Nhất ngượng ngùng lắc đầu đáp : "Tôi nào có tài như thế, bài thơ này chính là đương kim hoàng thượng làm đấy, tôi chỉ nghe một người bạn ở trong cung kể lại thôi."
Ba người gật gù hoá ra là thế chuyện về đương kim hoàng thượng mấy hôm nay được rất nhiều người quan tâm bàn tán, nghe nói trong buổi lên triều vài ngày trước còn đề ra một loạt các thay đổi về cả hệ thống hành chính lẫn quân đội nghe nói có vẻ rất lợi hại đi. Một người hỏi : "không biết người bạn trong cung kia của anh có nghe ngóng được ghì về việc cải cách mà hoàng thượng vừa mới ban hành không?"
Lão Nhất đắc ý tỏ vẻ như mình là người học rộng hiểu nhiều nói "nghe bảo là từ giờ tất cả các lộ, phủ, châu đều đổi tên thành các tỉnh. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc cai quản một tỉnh, dưới nữa là quan chuyện cái quản một huyện, cuối cùng là xã trưởng cai quản một xã, tất cả có 4 cấp hành chính"
Một người khác tò mò hỏi "đều áp dụng lên toàn lãnh thổ nước ta sao?"
Lão Nhất gật đầu đáp "phải, tất cả nươi nào thuộc Đại Việt đều phải áp dụng quy định mới này"
Một người khác lại hỏi "thế các thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số) dân tộc miền núi thì sao? Trước đây họ đều theo chế độ cha truyền con nối đời đời làm thủ lĩnh, chả lẽ bây giờ bắt buộc họ phải theo luật lệ mới của triều đình sao?"
Lão Nhất trả lời "đúng thế nghe bảo bệ hạ muốn bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti mà cho lựa chọn những quan lại thanh liêm, tài năng làm tổng đốc, chi huyện còn chức xã trưởng ở vùng dân tộc miền núi sẽ do quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương được dân tin phục đảm nhiệm. Các tỉnh, huyện, xã miền núi cũng được phân chia lại để phù hợp với diện tích và dân số mỗi vùng."
Cả ba người còn lại vô cùng kinh ngạc chế độ thế tập của các thổ ti có từ bao đời nay, tuy thuần phục triều đình Đại Việt nhưng các hoàng đế trước vẫn không hoàn toàn khống chế được các dân tộc thiểu số này, chính vì vậy rất nhiều các cuộc nổi loạn đã diễn ra, đôi khi các dân tộc thiểu số lại không theo Đại Việt mà theo Đại Lý hoặc nhà Tống đã thế còn dẫn quân sang cướp phá Đại Việt. Nếu quả thật hoàng đế có thể thực hiện được việc đặt quan lại cai trị các dân tộc đó chả phải sau này sẽ không sợ bọn họ tự ý muốn làm ghì thì làm sao.
BẠN ĐANG ĐỌC
Xuyên việt về thời nhà Lý
FantasyLý Văn Võ sinh viên năm thứ 3 của học viện cảnh sát nhân dân, một lần ngủ gật trong lớp lúc tỉnh dậy thấy mình biến thành Lý Cao Tông một vị vua triều Lý lên ngôi lúc chưa đầy 3 tuổi, liệu vị vua tý hon với linh hồn của kẻ xuyên việt có thể đưa nhà...